Hướng dẫn cách làm bài văn lập luận chứng minh điểm cao

I. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH:

* Đề văn: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

– Xác định yêu cầu của đề.

– Đối tượng và phạm vi nghị luận

– Tính chất của đề. (Câu tục ngữ khẳng định điều gì).

– Xác định cách lập luận.

Tìm hiểu các bước làm văn lập luận chứng minh.

Để làm một bài văn biểu cảm đúng, hay, chặt chẽ ta cần phải có cách làm như thế nào?

Ta cần tuân thủ theo 4 bước sau:

– Tìm hiểu đề và tìm ý;

– Lập dàn bài;

– Viết bài;

– Đọc và sửa chữa.

* Cũng như viết một bài văn biểu cảm, bài văn lập luận chứng minh cũng cần tuân thủ theo các bước đó. Cụ thể … đề văn Sgk.

Khi tìm hiểu đề văn nghị luận cần xác định đúng yêu cầu gì?

– Xác định đúng yêu cầu, phạm vi, tính chất của đề và cách lập luận.

Theo em, đề văn yêu cầu chúng ta phải làm gì?

– Yêu cầu chúng ta phải chứng minh tính đúng đắn của một tư tưởng “Có chí thì nên” chứ không phải đi vào phân tích giống như một tiết giảng văn.

Câu tục ngữ khẳng định điều gì? Theo em “Chí” có nghĩa là gì?

– Khẳng định vai trò, ý nghĩa của “chí” trong cuộc sống. Chí có nghĩa là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có điều kiện đó thì sẽ thành công trong sự nghiệp.

Vì sao nói: “Có chí thì nên”?

à Vì bất cứ chuyện gì dù nhỏ hay lớn nếu không có chí, không chuyên tâm và không kiên trì thì sẽ không làm được.

– Để chứng minh cho vấn đề trên ta cần có những dẫn chứng nào?

 – Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng Nguyên năm 1304 đời Trần.

– Nguyễn Kim Phú ở Nghệ An không có tay, tập viết bằng chân mà đã học đến lớp tám năm 2004.

Để chứng minh cho luận điểm này, ta có mấy cách lập luận?

Có 2 cách lập luận:

– Xét về lí lẽ;

– Xét về thực tế: Dùng những tấm gương trong thực tế chứng minh.

Vậy để tìm hiểu đề, tìm ý cho đề văn ta phải trả lời các vấn đề gì?

2. Lập dàn bài:

Một văn bản nghị luận thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

– Gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài.

Bài văn chứng minh có nên đi ngược lại quy luật chung đó hay không?

– Không nên đi ngược lại quy tắc chung đó

Em hãy chỉ ra các phần chính cho bài làm theo đề bài nên trên?

-Phần 2/Sgk/49.

3. Viết bài:

Đọc 3 cách Mở bài Sgk/49.

Nhận xét 3 cách mở bài trên? (Giống nhau không).

– Lập luận khác nhau nhưng đều có sự phù hợp với yêu cầu của đề

Hãy viết phần mở bài?

– Hs lên bảng viết, Hs lớp nhận xét.

Làm thế nào để đoạn đầu tiên của phần thân bài liên kết được với phần mở bài?

– Dùng những từ: Thật vậy, đúng như vậy, trước hết, quả đúng như vậy, như chúng ta đã biết.

Làm gì để các đoạn sau phần thân bài liên kết phần trước?

– Dùng trạng ngữ làm phương tiện liên kết: Từ xưa, ngày nay …

*  Phần thân bài khi viết đoạn lí lẽ (nên viết lí lẽ trước rồi phân tích và ngược lại) còn viết đoạn nêu dẫn chứng (nêu dẫn chứng rồi dùng lí lẽ phân tích và dẫn chứng). Còn để liên kết phần cuối thân bài với đoạn kết bài ta cần dùng những từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại, nói tóm lại, …

Em có nhận xét gì về các cách ở sách giáo khoa?

– Các kết bài đều hô ứng với các phần thân bài trên.

4. Đọc bài và sửa chữa:

 * Ghi nhớ: Học Sgk/50.

LUYỆN TẬP:

* Bài tập 1: Viết phần mở bài, kết bài cho đề bài trên.

* Bài tập 2: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt … nên kim”

Hai đề văn Sgk/51 có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu?

Giống: Điều mang ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nãn chí trước khó khăn, gian khổ.

Khác: Đề “Có chí thì nên” ta phải dùng lí lẽ để khẳng định vấn đề. Còn hai đề sau thì dùng hình ảnh văn học để khẳng định vấn đề.

* Giải quyết vấn đề 1:

Tìm hiểu đề và tìm ý:

– Chứng minh tư tưởng được thể hiện trong câu tục ngữ là đúng đắn.

– Câu tục ngữ khẳng định tính kiên trì, nhẫn nại, sự bền lòng quyết chí (tâm) là các yếu tố cực kì quan trọng nó giúp con người có thể thành công trong cuộc sống.

Lập dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nói rõ tư tưởng mà nó thể hiện

Thân bài:

– Nêu một số dẫn chứng cụ thể.

– Dùng lí lẽ phân tích đúc kết vấn đề.

Kết bài: Rút ra kết luận, khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ và rút ra bài học trong cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang