»» Nội dung bài viết:
Căn bệnh lười biếng và cách khắc phục hiệu quả
- Mở bài:
Tục ngữ có câu: “Giàu đâu những kẻ ngủ trưa. Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày” nhắc nhở ta không nên lười biếng, cần cố công xây dựng một cuộc sống hạnh phúc dựa trên sức lao động của mình. Ngày nay, càng ngày càng có nhiều người trở nên lười biếng hơn. Một thế hệ tuổi trẻ lười biếng đang âm thầm tăng lên khiến cho xã hội vô cùng lo lắng.
- Thân bài:
Bệnh lười biếng là gì?
Lười biếng là trạng thái chán nản, không muốn làm một việc gì, chỉ thích ăn chơi, thụ hưởng. Theo Tâm lý học, lười biếng là một thói quen chứ không phải là một vấn đề sức khỏe hay tâm thần. Nó có thể phản ánh sự thiếu tự trọng, thiếu tích cực, thiếu kỷ luật xuất phát từ sự thiếu tự tin hoặc thiếu quan tâm đến công việc và kết quả của nó.
Những nguyên nhân dẫn đến ăn bệnh lười biếng của con người:
Sự lười biếng là thứ dễ nhận ra nhất. Bởi vì nó dị ứng kịch liệt với tất cả. Một công trình kiến trúc xấu xí, bắt chước một cách kệch cỡm, một bức tranh cổ động nhợt nhạt, một tác phẩm văn học dễ dãi, một chương trình truyền hình dung tục, một bài diễn văn sáo mòn, một bản báo cáo nhặt từ những khẩu hiệu có sẵn, những bài phát biểu giống nhau, nghĩa là người nói chỉ cần nhắc lại mà không cần phải động não suy nghĩ…
- Suy nghĩ về ý thức học tập của học sinh ngày nay
- Suy nghĩ về hiện tượng lười biếng trong học tập của nhiều học sinh ngày nay
Con người vốn rất “lười lao động”. Đó là nguyên nhân dẫn đến thói lười biếng thường thấy ở con người. Não là trung ương thần kinh, điều khiển, quyết định mọi hành vi của mỗi cá nhân và khi não “lười” thì ít ai muốn vận động. Não người chỉ thích “lao động” những công việc nhẹ nhàng và ghét mọi thứ phức tạp.
Ít tập luyện thể thao khiến con người ngày càng lười hơn. Do đời sống ngày càng đầy đủ, tiện nghi, con người, đặc biệt là giớ trẻ ít chịu vận động thể chất. Sự sụt giảm đáng nghiêm trọng này làm dấy lên những lo ngại về những căn bệnh như béo phì, tiểu đường… Đặc biệt, việc ít vận động ở tuổi vị thành niên sẽ tạo ra xu hướng vận động ít hơn nữa ở các lứa tuổi cao hơn, tức là con người sẽ ngày một lười lao động hơn.
Lối sống thích thụ hưởng hơn là cống hiến là nguyên nhân dẫn đến sự lười biếng ở nhiều người. Đặc biệt nghiêm trọng hơn khi cuộc sống công nghệ ngày càng xâm nhập sâu rộng hơn vào đời sống càng khiến con người dựa dẫm vào máy móc, sa ngã vào mạng xã hội, đẩy tình trạng lười biếng lên cao.
Hậu quả của căn bệnh lười biếng:
Lười biếng thuộc loại gây nhiều hậu quả nhất. Sự lười biếng có thể khiến con người thờ ơ với các vấn đề sức khỏe của bản thân, họ thường rất dễ giận dữ, hay lo lắng, vô cảm với thế giới xung quanh, không có ý chí phấn đấu, lạm dụng chất gây nghiện và trầm cảm nặng.
Sự lười biếng làm triệt tiêu sáng tạo, không chấp nhận sáng tạo (bởi vì đặt cạnh sự sáng tạo thì lười biếng bị lật tẩy), nó dung túng tội ác, gây lãng phí không sao tính đếm được, nó luôn muốn kéo cuộc sống xuống ngang bằng với những chuẩn mực vừa cỡ với nó, nó gieo rắc lòng nghi kị, đố kị giữa con người với nhau.
Nhưng tồi tệ hơn tất cả những thứ tồi tệ đó cộng lại là nó, sự lười biếng mà Ph. Ăng-ghen từng mỉa mai gọi là “bệnh lười chảy thây” cứ từ từ hạ nhân cách con người, nhân cách xã hội xuống cấp bầy đàn. Không chỉ cái đẹp mất chỗ đứng tại đó (thật kinh khủng nếu điều này xảy ra) mà ngay cả thứ dễ kiếm nhất là tình yêu đồng loại cũng biến mất.
Người lười biếng dễ bị Stress. Stress là kẻ giết người thầm lặng và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên cơ thể dù bạn có lười biếng hay không.
Căn bệnh lười biếng sẽ phá hoại giấc ngủ, khiến chúng ta dễ rơi vào tình trạng suy kiệt. Khi lười vận động, cơ thể sẽ không đốt cháy được hết năng lượng dư thừa, khiến bạn khó ngủ,thiếu ngủ, làm chậm quá trình trao đổi chất. Đây là một trong những tác động nguy hại nhất khi bạn quá lười biếng.
Người lười biếng thường dễ bị mắc các chứng bệnh nguy hiểm. Nếu cả tinh thần và cơ thể bị căng thẳng do thiếu vận động, quá trình lưu thông máu sẽ bị cản trở. Điều này khiến huyết áp tăng cao gây ra nguy cơ đột quỵ.
Lười biếng vận động khiến xương yếu và giảm tuần hoàn máu. Lười biếng hay không hoạt động thể chất khiến các cơ bắp và xương của bạn sẽ ngày càng yếu đi theo thời gian. Sự lưu thông máu trong cơ thể phụ vào những hoạt động của bạn mỗi ngày. Vận động càng ít, tuần hoàn máu càng chậm, điều này đồng nghĩa với nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe càng cao.
- Nghị luận: “Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã”
- Cảm nhận bài học từ đoạn thơ sau: “Khi vấp ngã đừng lo bạn nhé. Hãy đứng lên bạn sẽ kiên cường”
Suy nghĩ và lựa chọn một con đường đi đúng đắn là điều rất cần thiết mà mỗi người khi trưởng thành cần phải xác định rõ. Thế nhưng để đi hết con đường ấy thì cần phải có nghị lực, sự kiên trì của chính bản thân mình, đó là cả một quá trình. Nếu như chúng ta chăm chỉ, thì sẽ đạt được nhưng nếu lười biếng thì có như thế nào đi nữa kết quả nhận lại vẫn chỉ là con số không. “Lười biếng là nguyên nhân số một giết chết sự thành công”.
Hiện nay, có rất nhiều người có tình trạng lười biếng và nó đang chi phối làm cho chúng ta chán nản, bi quan và không còn muốn làm việc nữa. Lười biếng là thói quen xấu, nó bắt nguồn từ việc thiếu lý tưởng và mục đích sống, xuất phát từ chỗ không có chỗ dựa tinh thần, đời sống tinh thần nghèo nàn, thích an nhàn sợ khó khăn, không có nghi lực…
Ngoài ra, sức khỏe kém cũng đẫn đến bệnh lười biếng, con người có tính lười biếng như con thuyền nặng nề khó vượt nhanh được. Nếu bạn muốn hạnh phúc và thành công điều tiên là phải chữa được bệnh lười biếng này! Muốn chữa bệnh lười biếng thì trước hết thì chúng ta cần phải kiên trì thực hiện vận động tho các nguyên tác đúng đắn để cân bằng công việc và sức khỏe.
Cách đánh bay căn bệnh lười, lấy lại niềm tin, vươn tới thành công:
Đầu tiên thì bạn cần phải nhận ra là mình đang lười. Việc này rất khó để phát hiện nó nhưng nếu không phát hiện được nó thì rất khó bạn có thể chữa được nó. Để phát hiện nó có một số cách như sau:Thay vì phải làm ngay, lại chờ đợi một thời gian phù hợp để làm, hay đợi một lúc nào đó cứ cảm hứng mới làm nó, cái này mình đang gặp phải.
Nhận ra lý do khiến bạn trì hoãn công việc. Khi bạn nhận ra là mình đang lười thì chắc hẳn sẽ có lý do. Lý do đầu tiên là chán công việc đó như được giao một việc ở công ty hay ở trường học nhưng lạ không hứng thú lắm làm nó. Do bạn không có kế hoạch cụ thể, nên bạn không sắp xếp được việc học tập và công việc một cách khoa học, đây là lý do phổ biển mà mọi người thường gặp hiện nay/
Tìm phương pháp hiệu quả để chữa bệnh lười của bản thân. Khi bạn đã phát hiện ra mình lười và biết được lý do mình lười thì công việc tiếp theo là tìm ra phương pháp hữu hiệu để chữa lười. Bạn nên tự thưởng cho chính mình khi hoàn thành một việc nào đó, giá như cái này có người khác thưởng thì tốt. Nhờ người khác kiểm tra công việc của mình. Chia nhỏ công việc ra để làm. Sắp xếp công việc có tổ chức hơn
Đổi mới lý tưởng và mục tiêu sống. Phải nhiệt tình đi vào cuộc sống, tự làm phong phú thế giới nội tâm, vì đó là thang thuốc đẩy lùi bệnh lười biếng, chỉ có cách đối diện với khó khăn, tiến lên từng bước, rút ra bài học kinh nghiệm để tự khích lệ mình mới có thể chiến thắng bệnh lười biếng.
Tăng cường nghị lực, rèn luyện ý chí. Hãy chiến đấu với bản thân, tiêu diệt mặt cảm, thói hư, tạo ra niềm hứng thú trong công việc, dần dần bệnh lười sẽ tan biến. Định ra thời khóa biểu làm việc, nghỉ ngơi và tuân thủ một cách nghiêm ngặt: với một cuộc sống đầy đủ, nhịp điệu nhanh chóng, tâm trạng vui vẻ, bệnh lười sẽ không còn chỗ chen vào.
- Kết bài:
Căn bệnh lười biếng không đáng sợ nhưng khó tránh, lại dễ trị, chỉ cần chúng ta quyết tâm sẽ chiến thắng được bệnh lười. Bệnh lười nên trị sớm, đừng kéo dài, càng về sau điều trị rất khó khăn.