Câu chuyện đọc sách của người Mĩ

cau-chuyen-doc-sach-cua-nguoi-mi

CÂU CHUYỆN ĐỌC SÁCH CỦA NGƯỜI MĨ.

???????????????

Những năm 1930 là thời kỳ Đại khủng hoảng. Nhưng bang Kentucky ở nước Mỹ vẫn lập ra một dự án là Park Horse Library- thư viện ngựa thồ. Dự án này có 2 ý nghĩa. Một là tạo việc làm cho người dân đang rất khó khăn và hai là đem sách tới cho các vùng xa xôi để nâng cao dân trí. Dự án này do phụ nữ tham gia vì đàn ông khi đó đã đi vào nhiều chương trình của dự án Kinh tế mới mà TT Mỹ Franklin D. Roosevelt đề ra để thoát khỏi đói khổ.

Những người phụ nữ giao sách này đã mang sách tới các vùng hẻo lánh của dãy núi Appalachia. Mỗi con ngựa sẽ mang theo 100 cuốn sách. Họ đi theo một con đường núi dài từ 100-120 dặm mỗi tuần. Thư viện được vận hành bởi ngân sách công. Sách từ nguồn quyên tặng của những nhà hảo tâm. Lương của mỗi phụ nữ chuyển sách là 28 usd mỗi tháng. Có khoảng 1000 phụ nữ làm công việc này.

Những sách được ưa thích nhất là Kinh Thánh, các tác phẩm văn học kinh điển, sách nuôi dạy con, nấu ăn và chăm sóc gia đình, làm thủ công.

Ngoài việc đưa sách tới, nhiều phụ nữ chuyển sách còn đọc sách cho người dân và trẻ em nghe. Họ cũng mang thư và kể chuyện về những gì đang xảy ra ngoài các ngọn núi. Họ đem tới hy vọng.

Có khoảng 30 thư viện ngựa thồ khác nhau phục vụ khoảng 100.000 người khác nhau ở các vùng núi của tiểu bang Kentucky. Tính đến năm 1937, các thư viện này cũng đã phục vụ khoảng 155 trường học ở các quận này.

Dự án từ khi bắt đầu vào năm 1935 đến khi kết thúc vào năm 1943, đã tiếp cận được 1,5 triệu người dân trong bang..

Bằng cách này, vùng miền núi xa xôi ở Kentucky khi đó có sách đọc. Và sau này ngựa thồ được thay bằng xe sách lưu động. Và cuối cùng là xây các thư viện.

Đó là cách nước Mỹ nỗ lực vượt qua khủng hoảng và kiên cường nâng cao dân trí. Đói khổ không có nghĩa là ngừng học hỏi và ngừng tiến bộ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.