Chất hiện thực và lãng mạn trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

chat-hien-thuc-va-lang-man-trong-truyen-ngan-hai-dua-tre-cua-thach-lam

Chất hiện thực và lãng mạn trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

  • Mở bài:

– Thạch Lam là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thế kỉ 20. Thạch Lam thường hướng ngòi bút vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Truyện ngắn Thạch Lam thường có cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện. Ông đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.

– Hai đứa trẻ là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam.

– Vấn đề cần nghị luận: Chất liệu hiện thực hòa quyện cùng lãng mạn, yếu tố tự sự đan cài với trữ tình tạo nên nét đặc sắc khó lẫn cho tác phẩm.

  • Thân bài:

1. Chất hiện thực:

– Chất hiện thực thể hiện rõ ở bức tranh phố huyện nghèo nàn với những cảnh đời mòn mỏi, quẩn quanhm bế tắc.

+ Bức tranh mở ra bằng một cảnh chiều tàn với những âm thanh quen thuộc của đồng quê: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve cùng với những hình ảnh chân thực khi hoàng hôn tắt: phương tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây, dãy tre làng. Tất cả như tự nó bước vào trang văn của Thạch Lam.

+ Cảnh một phiên chợ vãn ở một miền quê được miêu tả chân thực đến từng chi tiết: • Ống kính của nhà văn đã nhìn lại trên mặt đất để thấy: rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn… đó là những thứ còn sót lại của một phiên chợ quê.

+ Phát hiện ra cái mùi đặc biệt của quê hương: “cái mùi riêng của đất của quê hương này”, được tạo nên từ cái “mùi âm ẩm …quen thuộc”→Thạch Lam đã sử dụng những chất liệu đời thường làm nên trang văn đậm đà hương sắc đồng quê.

+ Cảnh sống nơi phố huyện: Không ồn ào, không to tát, chỉ bằng những mảnh đời nhỏ bé như những lát cắt của cuộc sống Thạch Lam đã tái hiện chân thực cảnh sống quẩn quanh, nhàm tẻ nơi phố huyện nghèo.

  • Đó là gia đình chị Tí: Ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng. Dẫu chẳng kiếm được là bao nhưng ngày nào chị cũng dọn hàng từ chập tối cho đến đêm. Cả gia tài của chị chỉ là một chõng hàng.  Đây chính là một điển hình cho cuộc sốnglay lắt, ngoi ngóp nơi phố huyện. Đó chỉ là sự cầm chừng, sự tồn tại trong vô vọng không phải là sự sống thực sự.
  • Bà cụ Thi điên: chỉ đủ tiền mua một cút rượu uống một hơi cạn sạch. Đó là một hình ảnh đầy sức ám ảnh với dáng đi lảo đảo và tiếng cười khanh khách tan vào trong bóng đêm. Phải chăng đó chính là sản phẩm của một cuộc sống mòn mỏi, quẩn quanh. Người điên, người thì còn đó nhưng đời đã tàn quá nửa. • Bác Siêu- với gánh phở của mình hi vọng sẽ kiếm được chút gì để tồn tại, để cầm cự với sư sống. Nhưng ở nơi phố huyện nghèo này, Phở trở thành một thứ quà xa xỉ, vì vậy nguy cơ ế hàng càng cao.
  • Gia đình bác Xẩm: dùng lời ca tiếng hát của mình để kiếm sống. Nhưng ở nơi cái ăn còn chẳng có thì người dân nghèo làm gì có thời gian để thưởng thức âm nhạc. Vì vậy, cái nghèo, cái đói luôn rình rập gia đình bác.
  • Hai đứa trẻ: chính là những mảnh đời đáng thương nhất.Chúng còn nhỏ nhưng đã phải thay mẹ quán xuyến cửa hàng. Hơn nữa chúng từng có một tuổi thơ tươi đẹp gắn với Hà Nội rực rỡ ánh sáng. Chúng là những đứa trẻ có tâm hồn đặc biệt nhạy cảm nên chúng sớm nhận ra nhịp điệu buồn tẻ của cuộc sống nơi phố huyện.

→ Chừng ấy mảnh đời, kiếp người đã làm sống dậy hiện thực xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Một xã hội sa sút tiêu điều, trì trệ, một xã hội đang “nổi váng lên”. Đó là xã hội của những hình nhân biết cử động trong thiên truyện ý tưởng của Xuân Diệu “Toả nhị Kiều”. Họ thực sự là những con người sống một cuộc đời “đời tẻ nhạt như tàu không đổi chuyến”. Những kiếp người quẩn quanh đó đã đi vào trong thơ văn của Huy Cận: Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện.

→ Không đi vào xung đột gay gắt, những số phận thê thảm như những nhà văn hiện thực, Thạch Lam đã lặng lẽ góp nhặt những mảnh đời thường nhật, những nhịp sống quen nhàm bình lặng, những đốm sáng lẩn khuất leo lét trong bóng tối tịch mịch để làm nên bức tranh hiện thực khó quên. Bức tranh hiện thực có sức ảm ảnh có lẽ bởi Thạch Lam đã vẽ bằng bút phá lãng mạn. Cái lãng mạn của Thạch Lam không phải là sự tô hồng đời sống của người dân phố huyện theo kiểu tiểu thuyết lãng mạn của Tự Lực Văn Đoàn. Lãng mạn của Thạch Lam là vẻ đẹp tiềm tàng ngay trong đời sống giản dị quanh ta. Chất hiện thực và lãng mạn hoà quyện đan xen trong mỗi trang văn của Thạch Lam.

2. Chất lãng mạn:

– Vẻ đẹp nên thơ đáng yêu của phố huyện. Phố huyện tuy nghèo nhưng vẫn đáng yêu.

+ Buổi chiều ở phố huyện là buổi chiều hiu hắt, man mác buồn nhưng cũng không kém phần thi vị với bản hoà âm thôn dã tạo nên từ âm thanh quen thuộc của tiếng trống, tiếng ếch, tiếng muỗi…những hình ảnh, màu sắc đậm chất hội hoạ phương Đông: hình ảnh phương Tây đỏ rực, áng mây hồng, dãy tre làng đen lại. Những gam màu tương phản gay gắt. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả bằng những cau văn nhẹ nhàng với nhịp điệu du dương như ru hồn người vào một không gian buồn. Đó thực sự là một bức hoạ đồng quê.

+ Một đêm mùa hạ êm như nhung ru hồn người, ru hồn hai đứa trẻ vào một thế giới thơ mộng. Phố huyện dưới ngòi bút của Thạch Lam buồn nhưng không thê thảm, lặng lẽ nhưng vẫn ẩn một nét đẹp dân dã mang cái hồn của quê hương Việt Nam. Thạch Lam đã chắt chiu những cái đẹp tiềm tàng ngay ở cuộc sống giản dị quanh mình.

– Vẻ đẹp tâm hồn hai đứa trẻ tạo nên một nguồn ánh sáng êm dịu trong trẻo trong suốt thiên truyện đầy bóng tối này. Đó là tâm hồn nhạy cảm tinh tế, giàu khát vọng, đon hậu.

+ Tâm trạng của Liên khi phố huyện lúc chiều tàn. • Buồn man mác trước giờ phút của ngày tàn.

  • Liên đã cảm nhận được cái mùi riêng của đất, của quê hương – một thứ mùi đặc biệt khi nhìn rác rưởi…những thứ còn xót lại trên mặt đất sau một ngày phiên.
  • Tâm hồn đó đặc biệt nhạy cảm, gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật, phát hiện ra những biến thái tinh vi của thiên nhiên; tâm hồn như đang hoà cùng thiên nhiên “qua kẽ lá của cành bàng”…
  • Chị em Liên thấy thương cho những kiếp người nghèo nơi phố huyện, những con người đang chìm dần vào bóng tối.

→  Một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu tình yêu con người, yêu thiên nhiên, đất nước.

+ Sống trong phố huyện ngèo, chị em Liên luôn muốn thoát khỏi cuộc sống nghèo túng hiện tại bằng khát vọn tìm kiếm ánh sáng nhỏ nhoi và hai chị em không ngừng mưo ước, hồi tưởng quá khứ tươi đẹp – Nó như một điểm tựa để chị em Liên có thể vươn lên cuộc sống buồn tẻ này.

+ Chính vì muốn thoát khỏi cuộc sống mòn mỏi, tù túng nên ngày nào chị em Liên cũng cố thức đợi tàu trong một tâm trạng háo hức và hồi hộp. Chị em Liên muốn sống nhịp sống sôi động cuối cùng của phố huyện. Bởi đoàn tàu đem đến một cuộc sống khác hẳn với phố huyện nghèo – một thế giới rực rỡ, vui vẻ và huyên náo. Đoàn tàu đã chở theo một mơ ước về cuộc sống hạnh phúc, sung sướng hơn. Đoàn tàu là tia hồi quang của quá khứ.

→  Dù sống trong nghèo khổ nhưng con người không thôi mơ ước. Chính niềm mơ ước mong manh đã khiến cho người dân phố huyện sống qua những ngày tối tăm.

– Chất lãng mạn còn toát lên từ những câu văn nhẹ nhàng như giăng mắc vào lòng người nỗi thương cảm ngậm ngùi xót xa cho những kiếp sống khắc khoải. Văn Thạch Lam vừa có chất nhạc vừa có chất hoạ đậm chất phương Đông. Chất nhạc êm ái trầm buồn lắng sâu.

  • Kết bài:

– Thành công của tác phẩm: Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của Thạch Lam: kết hợp hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, văn phong trong sáng, giản dị mà thâm trầm.

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.