chum-ca-dao-hai-huoc

Đọc hiểu văn bản: chùm ca dao hài hước

Đọc – hiểu văn bản: chùm ca dao hài hước

I. Giới thiệu về ca dao hài hước.

Ca dao hài hước chiếm một số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam, thể hiện tâm hồn yêu đời, lạc quan của người bình dân xưa.

 1. Phân loại :

– Ca dao tự trào : là những bài ca dao tự cười bản thân mình, cười hoàn cảnh của mình.

– Ca dao chân biếm : dùng lời lẽ sắc sảo, thâm thúy để phê phán, chê bai, chế giễu những thói hư tật xấu, những kiểu người xấu trong xã hội.

 2. Nội dung :

– Phản đối chính sách cai trị hà khắc.
– Phê phán chế độ đa thê.
– Cười cợt những thói hư tật xấu.
– Cười cợt cái nghèo.

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Bài 1:

Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng
– Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn, thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ tím, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…

a. Hình thức kết cấu : kiểu đối đáp.

    Bài ca dao đặt trong thế đối đáp của chàng trai và cô gái. Cả hai đều nói đùa, nói vui. Họ tự cười trong cảnh nghèo của mình. Thể hiện sự yêu đời và tinh thần lạc quan ngay trong cảnh nghèo.

  b. Nội dung chính : Sính lễ dẫn cưới và thách cưới.

  * Dẫn cưới :

  – Cách nói giả định bằng lời nói phóng đại : dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò -> chàng trai dự định dẫn những thứ lễ vật sang trọng, to tát, hứa hẹn một lễ cưới linh đình.

  – Hóm hỉnh đưa ra lí do bằng cách nói đối lập

  + Dẫn voi : sợ quốc cấm

  + Dẫn trâu : sợ máu hàn -> ăn vào đau bụng.

  + Dẫn bò : sợ ăn vào co gân.

-> Lí do tuy là có lí, có tình nhưng cũng có phần suy diễn hài hước.

  – Quyết định dẫn cưới :

Miễn là có thú bốn chân

                                Dẫn con chuột béo mời dân, mời làng

  + Miễn : cứ có là được.

  + Thú bốn chân : đảm bảo số lượng chân.

  + Chuột béo : chất lượng đảm bảo.

-> Chàng trai chọn vật dẫn cưới độc đáo, xưa nay chưa từng có.

=> Tinh thần yêu đời, vui vẻ, lạc quan của chàng trai. Qua cách nói, chàng trai cũng đã khéo léo bày tỏ gia cảnh của mình để cô gái thông cảm.

   * Thách cưới :

   – Người ta : thách lợn thách gà.

   – Cô gái : thách một nhà khoai lang.

   – Sử dụng lễ vật để :

    + Củ to : mời làng.

    + Củ nhỏ : họ hàng ăn chơi.

    + Củ mẻ : cho con trẻ.

    + Củ rím, củ hà : cho lợn, cho gà.

=> Lời thách cưới dí dỏm, đáng yêu. Tiếng cười bật lên để chia sẻ cuộc sống khốn khó của người lao động. Tiếng cười còn ca ngợi cuộc sống của người dân thuở xưa : đặt tình nghĩa cao hơn của cải.

  c. Yếu tố nghệ thuật tạo nên sự hài hước :

  – Lối nói khoa trương, phóng đại : dẫn voi, dẫn bò…

  – Lối nói giảm dần :

   + Voi -> trâu -> bò -> chuột

   + Củ to -> củ nhỏ -> củ mẻ -> củ rím, củ hà.

  – Chi tiết độc đáo : con chuột béo.

  d. Ý nghĩa phê phán :

– Phê phán tục dẫn cưới, thách cưới nặng nề của người xưa.

– Bài ca dao là tiếng cười tự hào trong cảnh nghèo, được đặt trong thể đối đáp của chàng trai và cô gái. Cả hai điều nói đùa vui về chuyện thách cưới và dẫn cưới. Qua đó ta thấy vẻ đẹp tâm hồn trong cảnh nghèo: lạc quan, yêu đời, nhận thức được triết lí nhân sinh cao đẹp: tình nghĩa cao hơn của cải.

Nghệ thuật:

– Lối nói khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò.

– Lối nói giảm dần:

voi → trâu → bò → chuột

củ to→ củ nhỏ → củ mẻ_củ rím, củ hà.

– Cách nói đối lập:

Dẫn voi/sợ quốc cấm

Dẫn trâu/sợ họ máu hàn

Dẫn bò/sợ hò nhà co gân

Lợn gà/khoai lang

– Chi tiết hài hước:

“Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng”.

2. Bài 2:

Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng

– Đối tượng châm biếm là nam nhi yếu đuối, lười biếng.

Nội dung:

Quan niệm làm trai: đáng sức trai. Hành động thực tế: khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

Bài ca dao là tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân, nhằm nhắc nhỡ nhau tránh thói hư, tật xấu. Châm biếm những kẻ làm trai bất tài vô dụng, yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai.

Nghệ thuật:

– Kết hợp giữa đối lập và ngoa dụ.

Ý nghĩa văn bản: Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam trong ca sao – dân ca.

Bài ca dao số 3 :  

   – Châm biếm loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn. Bài ca mượn lời người vợ than thở về đức ông chồng của mình.

   – Nghệ thuật tương phản :

Đi ngược về xuôi >< ngồi bếp sờ đuôi con mèo

-> Hình ảnh người đàn ông hiện lên hài hước : lười nhác, vô tích sự, ăn bám vợ.

  c. Bài ca dao số 4 :

   – Chế giễu những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.

   – Nghệ thuật : phóng đại, trí tưởng tượng phong phú.

III. Tổng kết :

 1. Nội dung : Phong phú, phản ánh nhiều khía cạnh đáng cười trong cuộc sống.

 2. Nghệ thuật :

   – Hư cấu tài tình, cường điệu phóng đại, tương phản đối lập.

   – Ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc.

Câu hỏi và đề gợi ý

1. Hãy nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao?
2. Những biện pháp nghệ thuật nà thường được sử dụng trong ca dao hài hước?
3. Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Qua đó anh/chị thấy tiếng cười tự hào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang