Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài ca về tình yêu đơn phương
- Mở bài:
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ mới “khác thường” hất trong các nhà thơ mới. Cuộc đời của Hàn Mặc Tử cũng phát triển không bình thường: ông phải chịu đựng những đớn đau giày vò của bệnh tật và sống trong trạng thái cô đơn giữa cuộc đời. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những sáng tác hay nhất, trong sáng nhất của ông. Nhận định về bài thơ, có ý kiến cho rằng “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài ca vè tình yêu đơn phương. Hàn Mặc Tử viết cho chính mình, tưởng nhớ về một tình yêu đắm say nhưng nay đã không còn ở cạnh bên nữa.
- Thân bài:
Theo lời của bạn bè và người thân nhà thơ kể lại khi làm ở sở đạc điền ở Qui Nhơn, Hàn Mạc Tử đem lòng yêu cô gái xứ Huế tên là Hoàng Thị Kim Cúc. Hoàng Cúc là cô gái con nhà viên chức lại có vẻ đẹp dịu dàng kín đáo kiểu chân quê. Thực ra đây chỉ là mối tình đơn phương từ phía Hàn Mặc Tử. Khi Hoàng Cúc theo cha về Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử coi sự kiện này như làng đi lấy chồng và đã gửi trọn lòng của mình trong tập “Gái quê” với những vần thơ:
“Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
Em lấy chồng rồi hết ước mơ
Tôi sẽ đi tìm mỏi đá trắng
Ngồi lên để tha cái hồn thơ”
Khi nhà thơ mắc bệnh nan y, ông đã nhận được tấm thiệp kèm lời hỏi thăm của Hoàng Cúc. Thi sĩ đã viết bài thơ này để tặng cho cô gái.
Một bài thơ trữ tình bao giờ cũng có một giọng điệu đặc trưng. Ở Đây thôn Vĩ Dạ đó là giọng điệu tha thiết, trầm lắng. Anh tha thiết gửi lời đến với người con gái anh thầm yêu, đến với cảnh Huế, người Huế và trên hết là đến với cuộc đời. Những điều này đã biến tiếng nói nội tâm riêng tư của Hàn Mặc Tử trở thành tiếng lòng muôn đời của người trong cuộc đời.
Như vậy, cảm hứng của nhà thơ được khơi nguồn từ tấm bưu ảnh của Hoàng Cúc, người con gái Vĩ Dạ mà ông đã từng yêu. Địa điểm không gian, hình ảnh trong bài thơ đều liên quan đến hình ảnh người con gái xứ Huế như: Thôn Vĩ Dạ – nơi người con gái ở; sông Hương- dòng sông quê hương của người con gái, hình ảnh “khách đường xa” , “áo em trắng quá” đều là những hình ảnh ám chỉ người con gái này.
Bài thơ không những chứa đựng những hình ảnh biểu tượng của tình yêu như: Thuyền chở trăng – thuyền chở tình yếu; bến trăng- bến bờ hạnh phúc… còn thể hiện những cung bậc trạng thái trong tình yêu đơn phương thông qua một loạt câu hỏi tu từ đầy xao xuyến như: giận hờn (Sao anh không về chơi thôn Vĩ), chờ đợi hồ nghi đến thất vọng (Thuyền ai đậu bến sông trăng đó? Có chở trăng về kịp tối nay?), khắc khoải đến tuyệt vọng (Ai biết tình ai có đậm đà), khao khát được sống trong tình yêu, tình người “đậm đà”. Phải chăng, khát vọng thiết tha về hạnh phúc, về tình nghĩa thủy chung vẫn luôn cháy bỏng trong lòng thi nhân – một con người đang ý thức rất rõ mình sắp từ giã cõi đời? Và bởi vì thế mà nỗi niềm tình yêu của Mặc Tử đã chạm tới hàng ngàn trái tim độc giả để rồi mỗi khi đọc bài thơ, người đọc đều khẳng định rằng Đây thôn Vĩ Dạ là bài ca về tình yêu?
Tình yêu khắc khoải đối với người con gái xứ Huế hòa quyện với tình yêu thôn Vĩ, tình yêu quê hương thiết tha của thi sĩ đã làm nên giá trị nhân bản sâu xa của “Đây thôn Vĩ Dạ”. Điều này đã tạo nên một thông điệp xanh cho bài thơ. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt thế nào đi chăng nữa, dù có bị số phận đày đọa cả về thể xác và linh hồn thì cũng đừng bao giờ ngừng yêu, ngừng khao khát về hạnh phúc, ngừng tìm về với hơi ấm của quê hương.
- Kết bài:
Thông điệp về tình yêu, tình quê được truyền tải thông qua các hình thức nghệ thuật đặc sắc như; thể thơ 7 chữ; hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi; ngôn ngữ trong sáng, súc tích; các biện pháp nghệ thuật tu từ như nhân hóa, so sánh, điệp và đặc biệt là hệ thống câu hỏi tu từ… Chính vì nó gắn với một mối tình đơn phương đắm say, trong sáng ấy nên dễ chạm tới trái tim đồng cảm của người đọc. Với bài thơ này, ta hiểu vì sao Chế Lan Viên lại nhận xét: “Tôi dám chắc với các người rằng, sau này những gì tầm thường mực thiết kia sẽ tan biến đi, còn lại một chút gì của thời này đó là Hàn Mặc Tử”.
- Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử
- Chứng minh: “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài ca về tình quê tha thiết
- Thời gian và không gian qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử