Chứng minh: truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài vừa thấm đẫm chất hiện thực vừa giàu chất trữ tình
I. Mở bài:
– Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học hiện đại Việt Nam đồng thời là một tấm gương cho con người về sức sáng tạo.
– “Vợ chồng A Phủ’’ được rút ra trong tập “Tây Bắc”. Tác phẩm phẩn ánh chân thực và sinh động hiện thực cuộc sống tối tăm của nhân dân miền Tây Bắc dưới sự thống trị tàn bạo của bọn phong kiến miền núi, đồng thời thấm đẫm chất trữ tình
II. Thân bài:
Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn vừa có tính hiện thực, vừa là tác phẩm giàu chất trữ tình.
* Chất hiện thực:
+ Truyện phản ánh bộ mặt thật của xã hội phong kiến thực dân vùng Tây Bắc trước cách mạng tháng 8, khi số phận những người dân nghèo nô lệ vô cùng khổ nhục (thông qua nhân vật Mị và A Phủ);
+ Bọn quan lại cường hào (cha con thống lí Pá Tra) ngang nhiên lộng hành, áp bức, bóc lột, hành hạ người dân nghèo một cách tàn bạo;
+ Trong hoàn cảnh đó, người dân nghèo vẫn khao khát vươn lên cuộc sống tự do, bằng sức sống mãnh liệt của mình, bằng tình yêu thương những người cùng giai cấp, họ đã vượt thoát khỏi cuộc sống nô lệ, tìm đến cuộc sống tự do, đấu tranh cho hạnh phúc…
* Chất trữ tình:
+ Vẻ đẹp trữ tình của tác phẩm khi tái dựng khung cảnh thiên nhiên và những phong tục tập quán đẹp ở vùng rẻo cao mỗi độ xuân về;
+ Miêu tả tâm trạng đầy sức sống của Mị trong đêm tình mùa xuân khi nghe tiếng sáo;
+ Bộc lộ niềm tin vào tình người sâu sắc ở đoạn Mị cởi trói cho A Phủ…
* Đánh giá: về sự hài hòa, đan quyện giữa chất hiện thực và chất trữ tình.
III. Kết bài:
“Vợ chồng A Phủ” với bức tranh hiện thực cuộc sống khốc liệt và cảnh sắc thiên nhiê,n con người Tây Bắc thấm đẫm chất trữ tình đã để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí người, mang đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về miền đất cực Tây của Tổ quốc.