»» Nội dung bài viết:
Vấn đề tai nạn giao thông đang diễn ra hiện nay
- Mở bài:
Tai nạn giao thông là một trong những vấn nạn của xã hội ngày nay. Nó không chỉ xảy ra ở những thành phố lớn, dân cư đông đúc mà cả ở nông thôn, miền núi. Dù cá cơ quan chức năng không ngừng nỗ lực, ra sức hạn chế nhưng số người chết vì tai nạn giao thông ở nước ta hằng năm vẫn còn rất lớn, gây ra những lo ngại cho người dân mỗi khi tham gia giao thông.
- Thân bài:
Tai nạn giao thông là gì?
Tai nạn giao thông, còn được gọi là va chạm giao thông xảy ra khi một phương tiện va chạm với một phương tiện khác, người đi bộ, động vật, mảnh vỡ đường hoặc vật cản khác, như cây, cột điện hoặc tòa nhà. Tai nạn giao thông thường dẫn đến thương tích, tử vong và thiệt hại tài sản.
Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên. Bao gồm: tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Trong đó nhiều nhất là tai nạn giao thông đường bộ.
- Suy nghĩ về ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Nghị luận: trách nhiệm của học sinh đối với vấn đề an toàn giao thông ngày nay
Thực trạng giao thông của nước ta hiện nay.
Ngày nay, tai nạn giao thông đang là quốc nạn tác động xấu đến mọi mặt của cuộc sống. Tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở tất cả các địa phương trên tất cả các phương tiện.
– Giao thông đường bộ đứng đầu về số tai nạn, tiếp theo là đường thuỷ, đường sắt. Còn đường không tuy ít nhưng không thể nói là an toàn tuyệt đối. ( lấy dẫn chứng cụ thể)
– Có thể nói ra đường là đối mặt với tai nạn, thậm chí một số xe tải do lái xe say rượu đã không làm chủ được tay lái, lái xe đâm cả vào nhà dân…
– Tai nạn giao thông làm tổn hại đến tính mạng và tài sản của xã hội. Tổn thất nhân mạng do tai nạn giao thông lớn hơn rất nhiều so với thiên tai…Có rất nhiều người mất khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhiều người mang thương tật suốt đời . Số người thiệt mạng tăng nhanh, hàng năm các gia đình và ngân sách nhà nước tốn nhiều tỉ đồng giải quyết hậu quả tai nạn giao thông…
Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông?
+ Chủ quan: ý thức người tham gia giao thông. Đây là nguyên nhân cơ bản, quan trọng nhất dẫn đến tai nạn giao thông: không chấp hành luật giao thông, ý thức còn kém, ít hiểu biết về phá luật thiếu quan sát, phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu, sử dụng rượu bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông… đường xá nhỏ hẹp, nhiều tuyến đường xuống cấp trầm trọng. Lượng xe lưu thông thì qua nhiều cũng là những yếu tố dẫn đến nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra.
+ Khách quan: Hệ thống đường thuỷ đường bộ, sân bay, bến cảng còn lạc hậu, chưa đồng bộ, vừa thiếu vừa xuống cấp trầm trọng. Nhất là đường bộ, mặt đường xấu, hẹp lại thêm vào việc đào đường của các công ty cấp thoát nước, điện thoại làm cản trở giao thông rồi nạn lấn chiếm vỉa hè, lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán, giữ xe cũng gây phần gây ách tắc giao thông. Tất cả hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tai nạn.
+ Xử phạt chưa nghiêm minh: Những người có công ít được khen thưởng, còn những người vi phạm thì dùng tiến đút lót hối lộ… Có rất nhiều cảnh sát giao thông bị phát hiện nhận tiền của lái xe vi phạm pháp luật…
– Đây là những nguyên nhân chính cần phải lên án, xử phạt một cách nghiêm túc để giảm thiểu tai nạn giao thông.
Biện pháp khắc phục:
– Luôn xác định tai nạn giao thông không trừ một ai nên giảm thiểu tai nạn giao thông là trách nhiệm của mọi người, của mỗi người.
– Xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật của người dân. Người tham gia giao thông phải nắm vững luật giao thông, học luật, làm theo luật là biện pháp hàng đầu. Người này thực hiện nhắc nhở người khác cùng làm. Điều này còn góp phần làm cho xã hội văn minh.
– Phải kiên quyết với tiêu cực. Không thể để cho những phương tiện giao thông không đúng tiêu chuẩn được lưu thông. Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông. Có văn hóa giao thông là sống vì cộng đồng.
– Phát triển giao thông công cộng ở những thành phố đông dân, ở các khu công nghiệp. Tổ chức xe đưa rước công nhân, học sinh ở mọi cấp học. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của các tài xế đường dài như: tài xế xe tải, khách, container. Tăng cường tuần tra kiểm soát trật tự an toàn giao thông và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm giao thông.
– Bên cạnh những biện pháp trên chúng ta cần phát triển hạ tầng giao thông nhất là đường bộ…
Phê phán:
Hiện nay, tình trạng tai nạn giao thông vẫn không ngừng gia tăng, tác động to lớn đến đời sóng con người. Nhiều người vẫn có thái độ xem thường tai nạn khi tham gia giao thông, không tuân thủ các nguyên tắc, phóng nhanh, vượt ẩu, chen lấn trên đường. Những người như thế thật đáng lên án.
Bài học nhận thức:
– “An toàn là bạn, tai nạn là thù” để không trở thành nạn nhân của tai nạn giao thông. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh…
- Kết bài:
– Tai nạn giao thông là một vấn nạn ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội cần sữ chung sức của cả cộng đồng.
– Hãy thể hiện mình là người có văn hóa khi tham gia giao thông.
Dàn bài 2:
Suy nghĩ về vấn đề tai nạn giao thông hiện nay
- Mở bài:
– Những năm gần đây xã hội phát triển, đất nước trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng kéo theo bao nhiêu vấn đề phát sinh. Một trong số đó chính là vấn đề an toàn giao thông hiện nay có nhiều diễn biến vô cùng phức tạp.
– Học sinh ( tuổi trẻ học đường) có những suy nghĩ và hành động gì trước thực trạng này ?
- Thân bài:
1. Tai nạn giao thông là gì?
– Tai nạn giao thông là sự việc rủi ro, bất ngờ xảy ra khi phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, gây thiệt hại đến tính mạng, sỨc khoẻ con người, đến tài sản và phương tiện.
2. Hiện trạng vấn đề giao thông hiện nay:
– Tình trạng giao thông hiện nay vô cùng đáng lo ngại. Đã, đang và sẽ còn có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra mỗi ngày.
– Mức độ của các vụ tai nạn ngày càng thảm khốc, gây thiệt hịa lớn về vật chất và con người.
3. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông hiện nay.
– Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chưa chấp hành tốt luật lệ giao thông của người dân.
– Do sự hiểu biết hạn hẹp của người dân về an toàn giao thông.
– Do nhiều người còn có quan niệm về số mệnh mà không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông đều có thể phòng tránh được.
– Do cơ sở hạ tầng giao thông còn nghèo nàn chưa đảm bảo an toàn.
– Do tình trạng giới trẻ đua xe, lạng lách, đánh võng …
– Do trách nhiệm của gia đình nhà trường quản lí con cái chưa tốt dẫn tới nhiều bạn trẻ có suy nghĩ lệch lạc coi thường an toàn giao thông.
– Việc giáo dục học sinh về vấn đề tai nạn và an toàn giao thông chưa thực sự sâu sắc.
4. Hậu quả của tai nạn giao thông.
– Tai nạn giao thông và tác hại của nó đang là nỗi lo và là vấn đề bức xúc của toàn xã hội.
– Tai nạn giao thông gây nên thiệt hại về tính mạng của cải của người tham gia giao thông.
– Để lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần đối với người bị tai nạn và gia đình.
– Thiếu an toàn giao thông ảnh hưởng đến sự nhìn nhận đánh giá về tình hình phát triển của Việt Nam gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
– Vấn đề thiếu an toàn giao thông ở Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè thế giới.
– Theo con số thống kê của du lịch thì hơn 70% du khách nước ngoài không muốn trở lại Việt Nam vì nhiều lí do nhưng một trong những lí do đáng kể là tình trạng thiếu an toàn giao thông.
5. Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu an toàn giao thông.
– Mỗi con người khi tham gia giao thông cần ý thức được trách nhiệm bổn phận của mình để bảo vệ an toàn giao thông.
– Nhà nước cần khắc phục các cơ sở hạ tầng giao thông kém để nâng cao sự an toàn cho người tham gia giao thông.
– Cơ quan cảnh sát giao thông cần xử phạt nghiêm minh đối với các tình trạng thiếu an toàn giao thông để người dân rút kinh nghiệm.
– Gia đình nhà trường cần quản lí tốt con em để chúng nhận thức được tác hại của thiếu an toàn giao thông.
6. Bài học nhạn thức và hành động.
– Mỗi chúng ta cần xem xét lại bản thân để nhìn nhận một cách đúng đắn và sửa chữa góp phần giữ gìn an toàn giao thông chung của cả nước.
– Không đi xe máy điện vì chưa đủ tuổi, không phóng nhanh vượt ẩu, không chở ba, không dàn hàng ngang khi đi ra đường. Dù đi xe đạp điện cũng đội mũ bảo hiểm.
- Kết bài:
– Khẳng định vấn đề: Tai nạn giao thông đang là nỗi lo lắng đang nhức nhối của cả đất nước nhưng mỗi người biết chấp hành tốt biết đặt lợi ích chung của mọi người lên trên thì đó sẽ chẳng còn là vấn đề đáng lo ngại.
– Lời nhắn đến mọi người: Chúng ta hãy tự mình chấp hành tốt luật lệ giao thông để không chỉ bảo vệ bản thân mà còn là bảo vệ an toàn chung cho tất cả mọi người.