Nghị luận về vấn đề tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta hiện nay

nghi-luan-van-de-an-toan-giao-thong

Nghị luận về vấn đề tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta hiện nay

  • Mở bài:

Cùng với quá trình tăng trưởng của nền kinh tế là sự phát triển ồ ạt của các phương tiện giao thông khiến cho vấn đề trật tự an toàn giao thông nước ta ngày càng trở nên phức tạp, nảy sinh nhiều vấn đề nan giải. Không những số lượng tai nạn giao thông ngày càng tăng cao mà vấn đề ùn tắt giao thông, ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn ở các đô thị lớn, hệ thống đường xá xuống cấp ngày càng trở nên trầm trọng.

  • Thân bài:

Giao thông là hoạt động di chuyển, đi lại của con người cùng phương tiện giao thông diễn ra trên đường. Sự kết nối của các con đường từ nơi ở, nơi làm việc và các địa điểm khác tạo thành hệ thống giao thông rộng lớn, kết nối các vùng miền trên đất nước và thế giới.

An toàn giao thông là gì?

An toàn giao thông là tình trạng đi lại được yên ổn, không ai vi phạm trật tự đi đường, không có tai nạn sảy ra, không có thiệt hại về người và của. Có nhiều yếu tố thiết lập nên trận tự an toàn giao thông: đường sá, phương tiện giao thông, luật giao thông, ý thức giao thông, bộ máy quản lí giao thông… Trong đó, ý thức của người tham gia giao thông đóng vai trò quyết định, thiết lập an toàn giao thông trên đường.

Thực trạng vấn đề an toàn giao thông ở nước ta hiện nay:

Tình trạng giao thông ở nước ta mất an toàn nghiêm trong, không chỉ có ở đường bộ mà cả đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Hàng loạt các vụ tai nạn (tai nạn đường bộ, tai nạn đường thủy, tai nạn hàng không) sảy ra trong thời gian vừa qua là hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta về ý thức giao thông đúng đắn và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng phương tiện và các hoạt động quản lí giao thông đồng bộ trên toàn đất nước.

Tai nạn giao thông quá nhiều, phổ biến nhất hiện nay là tai nạn giao thông đường bộ, thường xảy ra với ô tô và xe gắn máy. Tai nạn có thể xảy ra với bất cứ ai, với bất cứ phương tiện nào và ở đâu. Tai nạn không chỉ đến với những người sử dụng giao thông mà với cả những người đi bộ trên vỉa hè, đang làm việc trên đường, thậm chí cả trong nhà cũng bị xe đâm vào.

Ở những thành phố lớn, nạn ùn tắc kẹt xảy ra hàng ngày vào những giờ cao điểm; ở nông thôn; cùng sâu vùng xa đi lại khó khan nguy hiểm.

Tại hội nghị an toàn giao thông toàn quốc ngày 28-12-2010, ông Thân Văn Thanh – chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia – cho biết từ đầu năm đến nay cả nước xảy ra gần 15.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết trên 11.000 người, bị thương hơn 10.500 người. Đến năm 2016 (tính từ 16-12-2015 đến 15-12-2016), cả nước xảy ra 21.589 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. Tuy có giảm được số người chết nhưng số lượng các vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng, gây mất trật tự an toàn giao thông và tổn hại nền kinh tế đất nước.

Hậu quả nghiêm trọng của vấn đề giao thông không an toàn:

Gây thiệt hại lớn về con người. Người tử vong hầu hết ở lứa tuổi lao động, có nhiều trọng trách đối với gia đình. Người sống thì đau đớn, thương tật, tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Không chỉ ở bản thân người bị tai nạn mà còn gây thương tâm cho người thân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng xã hội.

Gây thiệt hại về của cải, chi phí điều trị và cơ sở vật chất nghiêm trọng. Ttheo ước tính của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) được công bố tại hội thảo về kiếm chế tai nạn giao thông do Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế tổ chức thì Việt Nam thiệt hại 885 triệu USD/ năm vì tai nạ giao thông. Đó là chưa kể chi phí y tế trung bình 4 triệu/người bị tai nạn giao thông.

Tai nạn giao thông gây ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội. Kinh tế chậm phát triển, chi phí giao thông lớn, nhất là phương tiện giao thong cá nhân; môi trường đầy khói bụi, tiếng ồn ào do phương tiện giao thông cơ giới gây nên ngày càng trầm trọng…

Tai nạn giao thông ẩnh hướng đến tâm lí con người. Người đi đường cảm thấy lo sợ, cảm thấy bất an, mệt mỏi mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hiện tượng ùn tắt, chen lấn trên đường phố trong mỗi giờ cao điểm khiến cho tình hình an toàn giao thông hết sức gay gắt.

Nguyên nhân đẫn đến tình hình giao thông không an toàn như ngày nay:

Nguyên nhân dễ thấy nhất là ý thức chất hành luật giao thông đường bộ người dân còn hạn chế: tranh giành đường, phóng nhanh vượt ẩu, đua xe lạng lách, uống rượu bia, chở quá số người, người điều khiển phương tiện chưa đủ tuổi, không có bằng lái, không đội mũ bảo hiểm.

Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta xuống cấp nghiêm trọng, đường nhỏ hẹp, chắp vá. Hệ thống đảm bảo an toàn như sơn vạch con lươn, biển báo…phân bố vẫn còn thiếu hợp lý, không đồng bộ đã gay cản trở hoặc tai nạn giao thông.

Lô cốt dựng lên để cải tại đường sá, ống nước, dây điện ngầm choán diện tích mặt đường gây ách tắc giao thông nghiêm trọng. Sau khi tái lập mặt đường, chất lượng kém khiến mặt đường bị lún, sụt…gây nhiều tai nạn thương tâm.

Số lượng xe ô tô, xe máy khiến các con đường trở nên quá tải, tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn có thế xảy ra bất cứ lúc nào.

Chất lượng phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật, an toàn khi vận hành, xe cũ kĩ, máy móc rệu rã nhưng được tân trang, thay đổi kết cấu của xe khiến xe gặp sự cố khi xảy ra tình huống bất thường, gây ra tai nạn.

Ở vùng nông thôn, nguồn nguy hiểm cao độ vẫn là xe công nông “3 không” không đèn, không còi, không phanh; xe máy nhập lậu tràn lan không biển số; người điều khiển không bằng lái…trong thành phố các loại xe thồ chở hàng hóa cồng kềnh, lấn chiếm đường…Vẫn còn không ít.

Một nguyên nhân khác cần phải kể đến đó là sự quản lí lỏng lẻo, yếu kém của các cơ quan chức năng, hiện tượng tiêu cực một số cá nhân, tập thể liên quan đến trách nhiệm được giao vẫn còn. Tình trạng mua bán bằng lái xe còn khá phổ biến, nhiều trường hợp vi phạm bị phát hiện nhưng xử phạt chưa hợp lí, thiếu tính răn đê, chưa thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật.

Trong đó đặc biệt nghiêm trọng là hiện tượng một số cán bộ, nhân viên thoái hóa, biến chất ở những trạm kiểm định, trạm cân xe, trạm kiểm soát đã nhận hối lộ, thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ được giao khiến cho tình trạng xe thiếu an toàn, xe chở hàng quá tải, xe chạy quá tốc độ vẫn nghênh ngang trên đường, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao.

Giải pháp khác phục vấn đề tai nạn giao thông hiện nay:

Giữ gìn trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội. Trước hết, mỗi người dân đều phải nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông khi tham gia giao thông trên đường. Nếu mỗi cá nhân đều có ý thức giao thông đúng với quy định, nghiêm túc điều khiển phương tiện trên đường, đảm bảo tốc độ và chấp hành chỉ dẫn thì se làm giảm đáng kể số vụ tai nạn.

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho tất cả các tầng lớp nhân dân, trước hết là đưa vào chương trình chính khóa trong trường học xây dựng ý thức giao thông an toàn ngay từ lứa tuổi học sinh. Giao thông không những là ý thức, trách nhiệm mà còn là văn hóa ứng xử của mỗi con người.

Cơ quan có trách nhiệm nên có quy hoạch thống nhất để xây dựng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn về giao thông, giải quyết đồng bộ quy hoạch đường bộ nâng cấp, làm mới các công trình giao thông. Cũng cần phải rà soát các quy định cụ thể về phân luồng, phân tuyến, đặt báo hiệu cho phép hoặc cấm các loại xe lưu thông vào những giờ nhất định, tăng cường lực lượng giám sát, hướng dẫn, điều khiển bảo đảm an toàn giao thông, để có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thường xuyên tăng cường kiểm định các phương tiện tham gia giao thông, phải kiên quyết loại bỏ các phương tiện không đủ điều kiện lưu hành. Thiết lập lại hệ thống đánh giá trong công tác đào tạo lái xe, cấp bằng; cần kiểm tra lại trình độ của lái xe đối với những người điều khiển phương tiện đi lại phải thực sự đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và tình trạng sức khỏe.

Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm luật lệ giao thông đường bộ đồng thời tích cực tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lí kỉ luật đối với đội ngũ cán bộ vi phạm khi làm nhiệm vụ trong lĩnh vực giao thông.

Phê phán những người không có ý thức giữa gin trật tự và an toàn giao thông

Tính mệnh con người là rất quý. mỗi con người là một mắt xích có liên hệ bền chặt đối với gia đình và xã hội. Bởi thế khi đừng để những sai lầm trong công tác quản lí và tham gia giao thông tước đoạt mệnh sống của họ. Có nhiều người xem thường tính mạng con người, bất chấp hiểm nguy gây ra tai nạn thương tâm cho người khác. Có nhiều cán bộ vì tiền mà bất chấp đạo đức nghề nghiệp, làm sai quy định dẫn đến những hậu quả nặng nề. Những người như thế thật đáng chê trách và xử phạt thật nghiêm.

Bài học và nhận thức:

Học tập nghiêm túc luật giao thông đường bộ ở trường lớp và tích cực tuyên truyền luật giao thong với những người thân và bạn bè.

Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về luật giao thông : Không lạng lách đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và cẩn thận quan sát khi qua ngã tư…Đi bộ trên đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.

Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các hoạt đồng tình nguyện, đảm bảo an toàn giao thong… Tích cực tham gia phương tiện giao thông công cộng, hạn chế đi xe gắn máy.

  • Kết bài:

Tai nạn giao thông luôn là vấn nạn của mỗi quốc gia. Toàn thế giới đang liên kết lại để giải quyết và hạn chế thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Bởi thế, mỗi cá nhân phải ý thức rõ ràng trách nhiệm của mình mỗi khi tham gia giao thông trên đường để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho người khác, góp phần xây dựng văn hóa giao thông đất nước. Đặc biệt là thế hệ tuổi trẻ phải có trách nhiệm tích cực làm hạn chế tai nạn giao thông và xây dựng một ý thức văn hóa giao thông lành mạnh và an toàn hơn.

4 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: Giữ gìn an ninh trật tự đường phố, chống lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường của lực lượng công an TPHCM - Thế Kỉ
  2. An toàn giao thông là gì? Tại sao học sinh phải thực hiện an toàn giao thông? - Theki.vn
  3. Nghị luận ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông - Theki.vn
  4. Suy nghĩ về rèn luyện kỹ năng sống của học sinh hiện nay - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.