»» Nội dung bài viết:
Đọc – hiểu văn bản: “Lượm” (Tố Hữu)
I. Đọc – hiểu chú thích:
1. Tác giả: Tố Hữu
– Tên thật: Nguyễn Kim Thành (1920- 2002), quê quán: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế
– Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến, là nhà thơ lớn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
2. Tác phẩm: Lượm
– Sáng tác năm 1949.
– Thể thơ: Bốn chữ.
– Phương thức biểu đạt: Tự sự- miêu tả- biểu cảm.
– Đại ý: Bài thơ kể về Lượm trong một lần đi làm nhiệm vụ và hi sinh.
– Bố cục: 3 phần.
+ Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu (từ đầu đến “xa dần”)
+ Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm (tiếp theo đến “Hồn bay giữa đồng”)
+ Hình ảnh Lượm sống mãi (khổ thơ cuối).
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ tình cờ với nhà thơ:
+ Trang phục: cái xắc, calô à giống trang phục của chiến sĩ Vệ quốc thời chống Pháp. Lượm bé, calô đội lệch thể hiện dáng hiên ngang, hiếu động của tuổi trẻ.
+ Hình dáng: cái chân … nghênh nghênh à bé loắt choắt nhưng tinh nghịch.
+ Cử chỉ: như con chim chích à rất nhanh nhẹn; huýt sáo, cười híp mí à hồn nhiên, yêu đời.
+ Lời nói: “Cháu đi liên lạc … ở nhà” à tự nhiên, chân thực à say mê công tác kháng chiến
– Xây dựng nên hình ảnh một chú bé liên lạc đáng yêu, đáng mến.
→ So sánh, từ láy gợi hình. Hình ảnh chú bé Lượm hiếu động, nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời và say mê công tác kháng chiến.
2. Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng:
– Động từ, tính từ, câu hỏi tu từ → Lượm làm nhiệm vụ nhanh nhẹn, dũng cảm và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
– Sự hi sinh anh dũng, cao cả của Lượm và tâm trang đầy đau đớn, xót xa của tác giả.
– Lượm đã hòa vào với thiên nhiên, quê hương, đất nước.
Bài luận:
Cũng như bao lần khác làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không sự nguy hiểm. Sự hi sinh có vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần, như đã hoá thân vào thiên nhiên, đất nước “Cháu nằm … giữa đồng”. Lượm hi sinh đột ngột à tác giả đau xót, ngỡ ngàng như không tin đó là sự thật.
3. Hình ảnh Lượm còn mãi:
– “ Lượm ơi, còn không?”→ Câu hỏi tu từ.
– Lặp lại khổ thơ 2 và 3.
→ Khẳng định hình ảnh Lượm còn sống mãi trong lòng mọi người, với non sông, đất nước.
Bài luận:
Trong bài thơ, tác giả dùng nhiều từ xưng hô để chỉ Lượm. “Chú bé” (quan hệ người lớn với em nhỏ): sự thân mật nhưng chưa gần gũi, thân thiết; “Cháu” (quan hệ thân thuộc): sự trìu mến thương yêu nên được sử dụng nhiều lần; “Chú đồng chí nhỏ”: vừa thân thiết vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi; “Lượm”: được gọi khi tình cảm, cảm xúc của tác giả lên cao. Có kèm theo từ cảm thán “ơi”.
4. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ khắc họa hình ảnh chú lé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm hy sinh vì nhiệm vụ kháng chiến, một hình tượng thơ cao đẹp. Tình cảm mến thương và cảm phục của nhà thơ dành cho Lượm và các em bé yêu nước cùng thời.