hai-cay-phong-ai-ma-top

Soạn bài: “Hai cây phong” của T.Aimatop

Soạn bài: “Hai cây phong”  (Aimatop)

Đối với cuộc đời của mỗi con người Việt Nam, hình ảnh quê hương xứ sở thường gắn với cây đa bến nước, con đò. Còn đối với nhân vật hoạ sĩ trong truyện “Người thầy đầu tiên” của nhà văn  mỗi lần về quê là ông nhớ tới và đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi

I. Tác giả, tác phẩm:

– Tác giả: Ai-ma-tốp

– Nội dung: Hình ảnh và vẻ đẹp của hai cây phong ở trên đồi

– Bố cục: 4 phần

1. Từ “ Làng … phía tây”: Giới thiệu chung về vị trí làng quê của nhân vật tôi.

2. Từ “Phía trên làng … gương thần xanh”: Nhớ về hai cây phong và cảm xúc của tôi mỗi lần về thăm làng, thăm cây.

3. Từ “Vào năm học … biêng biếc kia”: nhớ về cảm xúc, tâm trạng của tôi hồi tuổi thơ với lũ bạn.

4. Còn lại: Tôi nhớ về hai cây phong với người trồng ra nó.

– Ngôi kể: Có sự thay đổi ngôi kể: Tôi, chúng tôi.

1. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
Hình ảnh hai cây phong cùng lũ trẻ hồn nhiên, nghịch ngợn được phác vẽ như thế nào?

– Hai cây phong nghiêng ngả, đung đưa như muốn chào mời những người bạn nhỏ đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc, dịu hiền. Hai cây phong như những người bạn  vô cùng thân thiết, bao dung, độ lượng và gắn bó với lũ trẻ trong làng.

Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hai cây phong?

– Qua phép nhân hóa đầy gợi cảm, hai cây phong trở thành hai người bạn lớn với lũ trẻ trong làng.

Từ trên cao ngất, phép thần thông đã mở ra trước mắt lũ trẻ điều gì?

– Chân trời xa thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông trong vắt.

Tại sao chúng lại say sưa, ngây ngất? Cảm giác ấy được diễn tả như thế nào?

– Vì đây là lần đầu tiên chúng nhìn thấy toàn cảnh quê hương từ độ cao -> choáng ngợp, say sưa, ngây ngất.

2. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của tôi – người hoạ sĩ:
– Bằng trí tưởng tượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ, hai cây phong được nhân cách hoá cao độ. Chúng giống như hai anh em sinh đôi, hai con người với sức lực dẻo dai, dũng mãnh với tâm hồn phong phú có cuộc sống riêng của mình.

– Hai cây phong là biểu tượng của quê hương gắn với những kỉ niệm  tuổi thơ đẹp đẽ và là nhân chứng của câu chuyện xúc động về thầy Đuy-sen.

Hai cây phong ở đỉnh đồi phía làng Ku- ku-rêu có gì đặc biệt đối với nhân vật tôi – người hoạ sĩ? Tại sao tác giả lại luôn nhớ đến chúng?

– Vị trí của chúng; Như ngọn hải đăng, cọc tiêu dẫn về làng; Gắn với kỷ niệm tuổi thơ; Biểu hiện của tình yêu, nỗi nhớ làng quê

Hai cây phong trong hồi ức của nhân vật tôi hiện ra cụ thể như thế nào?

– Khác hẳn, chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng; nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành.

Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì khi tả hai cây phong?

– Miêu tả, so sánh, nhân hoá -> hình dung hai cây phong như hai anh em sinh đôi, hai con người với sức lực dẻo dai, dũng mãnh, tâm hồn phong phú.

Tại sao khi trưởng thành, đã hiểu được bí ẩn của hai cây phong, điều cuối cùng mà tác giả chưa hề nghĩ đến thuở thiếu thời là gì?

– Hai cây phong sở dĩ nó đặc biệt, ngoài những lí do đã phân tích trên, nó còn gắn bó với tên tuổi một người thầy – thầy Đuy-sen – nhân vật chính, người thầy giáo đầu tiên xoá mù cho làng- người đã trồng hai cây phong.

Nhận xét về nghệ thuật?

Qua đoạn truyện này, em thấy tình cảm của tác giả đối với hai cây phong và quê hương như thế nào?

– Tình yêu quê hương da diết. Cách kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong một bài văn tự sự.

* Liên hệ giáo dục:

Em có thường đi xa không? Mỗi lúc đi xa, em thường nhớ về điều gì và tình cảm của em đối với làng quê thế nào? (Học sinh tự trả lời)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang