hich-tuong-si-tran-quoc-tuan

Soạn bài: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Soạn bài: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: Trần Quốc Tuấn

2. Tác phẩm:

– Thể loại: hịch

– Hoàn cảnh sáng tác:

– Nội dung: Tội ác của kẻ thù và tấm lòng yêu nước, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của vị chủ tướng.

– Bố cục:

+ Đoạn 1: “ Từ đầu… tiếng tốt” : Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách

+ Đoạn 2: “ Huống chi … vui lòng”: Sự ngang ngược và tội ác của giặc ;lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.

+ Đoạn 3: “ Các ngươi … phỏng có được không ?”: Mối ân tình giữa chủ và  tướng , phê phán những biểu hiện sai trái của hàng ngũ tướng sĩ, chỉ ra những hành động đúng nên làm

+ Đoạn còn lại: Nêu nhiệm vụ cấp bách ; khích lệ tinh thần  chiến đấu .

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách:

Ở phần mở đầu tác giả nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách. Điều đó có tác dụng gì?

– Nhằm khích lệ tinh thần trung nghĩa, ý chí lập công danh, tinh thần xả thân vì nghĩa lớn vì nước của tướng sĩ

2. Sự ngang ngược và tội ác của giặc:

Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả như thế nào?

– Đi lại nghênh ngang , bắt nạt tể phụ , sỉ mắng triều đình, đòi ngọc lụa , vàng bạc ,…

Nhận xét về nghệ thuật lột tả hành động ngang ngược và tội ác của giặc ?

– Dùng những chi tiết vừa có thật vừa có tính ẩn dụ- hình ảnh ẩn dụ “ lưỡi cú diều”, “ thân dê chó” để chỉ sứ Nguyên.

Xem giặc như “cú diều”, “dê chó” thể hiện điều gì ở Trần Quốc Tuấn?

– Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ bon giặc của Trần Quốc Tuấn.

Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đã khơi gợi điều gì ở tướng sĩ ?

– Khơi gợi nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm, đánh vào lòng tự ái, tự trọng, khơi sâu lòng căm thù giặc ở tướng sĩ.

⇒ Với cách sử dụng những chi tiết vừa có thật vừa có tính ẩn dụ, tác giả đã vạch trần thái độ hống hách vô lối và bản chất tham lam, tàn bạo của giặc. Qua đó, khơi gợi ở tướng sĩ nỗi nhục mất nước và lòng căm thù giặc.

3. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn

Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Việc chủ tướng tự nói lên nỗi lòng của mình có tác động như thé nào đối với tướng sĩ?

* Thảo luận nhóm:

+ Hành động: quên ăn , mất ngủ, đau đớn rơi nước mắt.

+ Thái độ mạnh mẽ uất ức , căm tức khi chưa được trả thù , sẵn sàng hi sinh để rửa nỗi nhục.

Việc chủ tướng tự nói lên nỗi lòng của mình sẽ có tác động như thế nào đối với tướng sĩ ?

– Động viên, khích lệ lớn đối với tướng sĩ.

Mối quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ là mối quan hệ gì ? Mối quan hệ ân tình ấy đã khích lệ điều gì ở tướng sĩ ?

+ Quan hệ cùng cảnh ngộ : khích lệ lòng ân nghĩa thuỷ chung.

+ Quan hệ chủ tướng: khích lệ lòng trung quân ái quốc.

⇒ Bằng những từ ngữ  giản dị, giàu cảm xúc, các động từ gây ấn tượng mạnh có phần phóng đại, Trần Quốc Tuấn đã  bày tỏ tâm trạng đau xót, căm uất sục sôi, hận thù cao độ, sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì Tổ quốc có tác dụng nêu gương và động viên to lớn đối với tướng sĩ.

4. Sự phê phán của Trần Quốc Tuấn đối với sai lầm của tướng sĩ và chỉ ra hành động đúng để họ làm theo

Trần Quốc Tuấn đã phê phán những hành động sai trái nào của tương sĩ ?

– Phê phán thái độ bàng quan l, ham chơi, hưởng lạc, vô trách nhiệm …

Hậu quả của những hành động sai trái đó ?

– Nước mất nhà tan, mang tiếng là tướng bại trận, chịu tiếng nhơ muôn đời.

Giọng điệu phê phán của tác giả như thế nào ? Nhằm mục đích gì?

– Giọng điệu nghiêm khắc, như xỉ vả , trách mắng nặng nề, lại chế giễu mỉa mai lặp lại và tăng cấp. Tất cả đều nhằm mục đích đánh mạnh vào lòng tự trọng của họ làm họ thức tỉnh.

Sau khi phê phán nghiêm khắc, tác giả bảo thật tướng sĩ phải làm gì?

– Nêu cao tinh thần cảnh giác , tích cực luyện tập, trau đồi binh thư, sẵn sàng chiến đấu.

Nếu tướng sĩ thay đổi cách sống, hành động sống thì kết quả sẽ như thế nào?

– Viễn cảnh sẽ huy hoàng, vẻ vang, sẽ được cả cái chung và riêng

Câu kết đoạn này so với đoạn trên có gì lí thú ?

– Thêm vào từ không – tự chúng là những lời khẳng định xoáy sâu vào tâm trí  người nghe .

Phân tích nghệ thuật lập luận ở đoạn kết.

– Vạch ra ranh giới giữa hai con đường chính –tà để khích lệ tướng sĩ

– Tác giả biểu lộ thái độ dứt khoát .

⇒ Với giọng văn vừa chân tình chỉ bảo , vừa phê phán nghiêm khắc kết hợp với các biện pháp so sánh, tương phản, điệp từ, điệp ý tăng tiến, Trần Quốc Tuấn đã phê phán rất đích đáng những việc làm sai trái của tướng sĩ, lối sống cầu an hưởng lạc, sự thờ ơ trước vận mệnh của đất nước và chỉ cho họ thấy việc đúng nên làm. Từ đó thức tỉnh họ cảnh giác trước âm mưu xâm lược, khích lệ họ ra sức luyện tập “Binh thư yếu lược”, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.

5. Nghệ thuật:

Đặc sắc nghệ thuật bài hịch này là gì?

– Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố lí trí tình cảm . Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác. Lập luận linh hoạt ( so sánh, bác bỏ,…) chặt chẽ( từ hiện tượng đến quan niệm, nhận thức; tập trung vào một hướng từ nhiều phương diện), lời văn gợi cảm thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động lòng người

⇒ Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác. Lập luận linh hoạt ( so sánh, bác bỏ,…), chặt chẽ (từ hiện tượng đến quan niệm, nhận thức; tập trung vào một hướng từ nhiều phương diện), lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động lòng người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang