Nội dung bài viết:
Soạn bài: “Quê hương” của Tế Hanh
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: Tế Hanh
– Tế Hanh( 1921- 2009) đến với Thơ mới khi phong trào này đã có rất nhiều thành tựu. Tình yêu quê hương tha thiết là điểm nổi bật của thơ Tế Hanh
+ Hồn thơ lãng mạn của Tế Hanh luôn gắn bó thiết tha với làng quê “Quê hương” là một trong 3 bài thơ trong phong trào thơ mới được chọn lọc, đưa vào chương trình.
2. Tác phẩm:
– Xuất xứ: “Quê hương” là khởi đầu cho đề tài ấy của ông in trong tập “Nghẹn ngào”(1939), sau in lại ở tập “ Hoa niên”(1945)
– Nội dung: khung cảnh lao động khẻ khoắn và tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với quê hương làng chài.
– Bố cục: ( 4 phần)
+ 2 câu đầu: Giới thiệu chung
+ 6 câu tiếp: Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá
+ 8 câu tiếp : Cảnh thuyền cá trở về bến.
+ 4 câu cuối: Nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cảnh buổi sớm dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá (6 câu đầu):
Ở hai câu thơ đầu, tác giả đã giới thiệu về quê hương Quảng Nam ven biển, quanh năm làm nghề đánh cá, tiếp đến là cảnh trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Cảnh đoàn thuyền ra khơi được miêu tả trong khung cảnh không gian và thời gian như thế nào ?
Đó là những câu thơ đẹp, mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh
Cảnh đoàn thuyền ra khơi được tác giả miêu tả như thế nào? Nhận xét.
Hình ảnh so sánh, một loạt từ ngữ: hăng phăng, vượt => diễn tả ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh , toát lên một vẻ đẹp hùng tráng và hấp dẫn-> Bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
Hai câu thơ tiếp, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy phân tích cái hay của biện pháp tu từ đó?
So sánh và nhân hoá => hình ảnh cánh buồm với mảnh hồn làng. Một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao: cánh buồm là biểu tượng của linh hồn làng chài giương to no gió biển khơi bao la => Bút pháp lãng mạn hoá)
=> Bằng cách sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc và một loạt từ : hăng, phăng, vượt,…diễn tả khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, tạo ra một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống.
2. Cảnh đoàn thuyền đầy cá trở về làng (8 cau tiếp theo):
Cảnh làng chài được miêu tả như thế nào khi đoàn thuyền trở về ?
Không khí ồn ào, tấp nập, cuộc sống giàu có , trù phú. người dân chài sung sướng, thầm cảm ơn trời đất đã phù hộ.
Hình ảnh dân chài lưới khi trở về được khắc hoạ như thế nào?
– Đó là hình ảnh đẹp, khoẻ khoắn và tự tin trong đời sống lao động.
– “Dân chài lưới làng da ngăm rám nắng” là tả thực, câu sau là sáng tạo độc đáo, gợi cảm thú vị, thể hiện thật hay người lao động làng chài – những đứa con của biển khơi nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió, thân hình vạm vỡ và thấm đượm vị mặn mòi, nồng toả “ vị xa xăm” của biển khơi. Hình ảnh vừa tả thực, vừa lãng mạn-> tầm vóc phi thường.
Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để đặc tả con thuyền ? Phân tích cái hay của biện pháp đó?
Biện pháp nhân hoá, con thuyền như một con người sau bao ngày làm việc mệt mỏi giờ trở về nghỉ ngơi, tận hưởng những phút giấy thảnh thơi.
=> Bằng cách sử dụng từ ngữ miêu tả âm thanh, trạng thái, nhà thơ đã khắc hoạ thành công không khí vui tươi , phấn khởi, rộn ràng, niềm vui thắng lợi của dân chài.
3. Nối nhớ khôn nguôi của tác giả (khổ thơ cuối):
-Hình ảnh quê hương làng chài hiện về trong trí nhớ với vẻ đẹp giản dị, tự nhiên, trong tình cảm chân thành mà sâu sắc. Tế Hanh nhớ tất cả, từ màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi… rồi cuối cùng hội tụ lại ở cái mùi nồng mặn. Cái mùi nồng mặn, trong tâm tưởng nhà thơ, chính là hồn thơm, hồn thiêng của quê hương. Những tưởng không có cách nào diễn tả tình yêu và nỗi nhớ quê giản dị mà sâu sắc, xúc động hơn nữa vậy.
* Liên hệ giáo dục: Tình yêu quê hương, đất nước.
4. Nghệ thuật::
– Sáng tao nên những hình ảnh của cuộc sống lao động thơ mộng.
– Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc
– Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ, phóng khoáng.
Lỡ một lời cảm ơn.
Good
học được chút ít
K
Quá hayyyyy
Quá dữ