huong-dan-cach-lam-kieu-bai-so-sanh-hai-van-de-trong-tac-pham-van-hoc

Hướng dẫn cách làm kiểu bài so sánh hai vấn đề trong tác phẩm văn học

Hướng dẫn cách làm kiểu bài so sánh hai vấn đề trong tác phẩm văn học

Dàn bài cụ thể:

  • Mở bài:

– Dẫn dắt (mở bài gián tiếp).

– Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.

  • Thân bài:

– Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

– Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

– Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên các bình diện (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).

– Lý giải sự tương đồng, khác biệt giữa hai đối tượng dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

  • Kết bài:

– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

SO SÁNH HAI TÁC PHẨM TRUYỆN.

Yêu cầu cơ bản của dạng bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện là:
– Nêu được vấn đề cần được so sánh, đánh giá, trình bày các thông tin khái quát về hai tác phẩm.
– Xây dựng được tiêu chí so sánh.
– Chỉ rõ và phân tích những điểm giống, khác trên cả hai phương diện nội dung, nghệ thuật của hai tác phẩm truyện.
– Đưa ra những nhân xét, đánh giá phù hợp, chính xác về thể loại, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của từng nhà văn.
– Nêu được ý nghĩa của việc đánh giá hai tác phẩm qua việc so sánh.

✔ DÀN Ý CHUNG

1. Mở bài:

– Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng so sánh: tên hai tác phẩm, hai tác giả.

– Nêu vấn đề cần so sánh.

2. Thân bài:

* Đoạn văn khái quát chung:

– Giới thiệu vài nét về hai tác giả (Nếu là tác giả được học trong chương trình hoặc được giới thiệu trong đề thi).

– Giới thiệu vài nét về hai tác phẩm:

+ Hoàn cảnh ra đời (Căn cứ vào phần chú thích giới thiệu trong để thi).

+ Đề tài, cốt truyện, nhân vật chính (Căn cứ vào văn bản).

– Khái quát điểm giống và khác nhau được thể hiện qua hai tác phẩm/ đoạn trích.

📌 Luận điểm 1. Điểm giống nhau của hai tác phẩm đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.

+ Điểm giống về nội dung: Đề tài, chủ đề, hình tượng nhân vật, giá trị hiện thực, nhân đạo,… của hai tác phẩm truyện.

+ Điểm giống về nghệ thuật: Ngôi kể, điểm nhìn, cốt truyện, kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng
nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu,… của hai tác phẩm truyện.

📌 Luận điểm 2. Điểm khác nhau của hai tác phẩm/ đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.

– Điểm khác nhau về nội dung:

+ Tác phẩm/ đoạn trích 1: Tư tưởng chủ đề của tác phẩm có gì khác? Số phận cuộc đời, vẻ đẹp
của hình tượng nhân vật trong tác phẩm có gì khác? Nét mới về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tư tưởng chủ đề của tác phẩm?

+ Tác phẩm/ đoạn trích 2: Nét khác biệt về tư tưởng chủ đề của tác phẩm là gì? Hình tượng nhân vật có số phận cuộc đời, vẻ đẹp như thế nào? Có điểm khác biệt như thế nào? Nét mới về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm?

– Điểm khác nhau về nghệ thuật:

+ Tác phẩm/ đoạn trích 1: Ngôi kể, điểm nhìn, cốt truyện, kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu,…

+ Tác phẩm/ đoạn trích 2: Ngôi kể, điểm nhìn, cốt truyện, kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu,…

📌 Luận điểm 3. Lí giải điểm giống, khác nhau và nêu ý nghĩa.

– Lí giải vì sao có điểm tương đồng, khác biệt?

+ Bối cảnh thời đại.

+ Đặc trưng thi pháp của thời kì/ giai đoạn văn học.

+ Phong cách nghệ thuật riêng của tác giả.

– Ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt:

+ Sự thống nhất trong quan điểm, cách nhìn nhận của tác giả, đặc trưng thi pháp của thời kì/ giai đoạn; xu thế chung của thời đại.

+ Sự độc đáo, đa dạng trong phong cách nghệ thuật. Sự phong phú của nền văn học.

📌 Đoạn văn đánh giá:

– Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.

– Khẳng định sự đóng góp của hai tác phẩm, hai tác giả.

3. Kết bài:

– Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai tác phẩm. Có thể nêu những ấn tượng của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang