Đọc hiểu văn bản: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)

huong-dan-doc-them-van-ban-bat-sau-rung-u-minh-ha-son-nam

Hướng dẫn đọc thêm văn bản:

Bắt sấu rừng U Minh Hạ
(Sơn Nam)

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: Sơn Nam.

– Nhà văn Sơn Nam.
– Tên, bút danh, năm sinh, quê quán.
– Quá trình sáng tác.
– Các tác phẩm tiêu biểu.
– Đặc điểm sáng tác.

2. Tập truyện: “Hương rừng Cà Mau”.

– Nội dung: viết về thiên nhiên và con người vùng rừng U Minh với những người lao động có sức sống mãnh liệt, sâu đậm ân nghĩa và tài ba, can trường.

– Nghệ thuật: Dựng truyện li kì, chi tiết gợi cảm, nhân vật và ngôn ngữ đậm màu sắc Nam bộ.

II. Đọc  hiểu văn bản.

1. Thiên nhiên và con người U Minh Hạ.

* Thiên nhiên:

– Rừng tràm xanh biếc.
– Những cây cỏ như lau sậy, mốp, cóc kèn, …
– Sấu lội từng đàn.
– Những ao sấu.
– Miền Rạch Giá, Cà Mau có những con lạch ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu…

→ Bức tranh thiên nhiên độc đáo, kì thú, hoang hoá, dữ dội.

* Con người:

– Thương tiếc những bà con láng giềng bị “hùm tha sấu bắt”.
– Họ vượt lên gian khó hiểm nguy bằng sức mạnh và tài trí của mình: người câu sấu bằng “lưỡi sắt, móc mồi bằng con vịt sống”, người như Năm Hên bắt sấu bằng tay không, lại có người như Tư Hoạch “một tay ăn ong rất rành địa thế vùng Cái Tàu”, rồi những người trai lực lưỡng “đã từng gài bẫy cọp, săn heo rừng”.

→ Họ là những con người cần cù, mưu trí, gan góc, can trường, có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa. Chính họ đã mang lại một sức sống mới cho vùng rừng hoang hoá nơi đất mũi Cà Mau.

2. Nhân vật ông Năm Hên.

– “Người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đạo”.
– Nghe đồn đại về cái ao sấu, ông bơi xuồng đến ngọn rạch: “vỏn vẹn một lọn nhang trần và một hũ rượu” → Lọn nhang dùng để tưởng niệm những người đã bị cá sấu bắt, hũ rượu để tăng thêm sự khôn ngoan và sức mạnh bắt giết cá sấu trừ hoạ cho dân lành.
– “chuyên bắt sấu trên khô, không cần lưỡi”.
– Bắt sống 45 con sấu “con này buộc nối đuôi con kia đen ngòm như một khúc cây khô dài”
– Bài hát của Năm Hên tưởng nhớ hương hồn những người bị cá sấu bắt, chết một cách oan ức. Bài hát gợi lên bao cảm nghĩ về cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất U Minh, nhiều người phải bỏ thân nơi “đầu bãi cuối gành” vì “manh áo chén cơm”.

→ Ông Năm Hên là con người rất mộc mạc, khiêm nhường, cũng rất mưu trí, gan góc và can trường, giàu tình thương người, sâu nặng tình nghĩa đồng loại, đồng bào. Ông hát để tỏ lòng thương tiếc những người xấu số và bằng hành động bắt sấu, ông đã “lập đàn thờ giải oan” cho họ.

3. Nét đặc sắc về nghệ thuật.

– Nghệ thuật kể chuyện: dựng chuyện li kì, nhiều chi tiết gợi cảm.
– Nhân vật giàu sức sống.
– Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương Nam bộ.

III. Tổng kết:

+ Nội dung.
+ Nghệ thuật.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.