luyen-noi-tu-su-ket-hop-voi-nghi-luan-va-mieu-ta-noi-tam-sgk-ngu-van-9-tap-1

Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm – SGK Ngữ văn 9, tập 1

Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

I – CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Lập đề cương cho các bài tập sau và tập nói để trình bày trước lớp.

1. Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn (xem lại phần Tập làm văn, tr.117).
2. Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt (xem lại phần Tập làm văn, tr.161).
3. Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (từ đầu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.

Lưu ý

a) Sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại.
b) Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính mà mình sẽ nói.
c) Luyện tập nói ở nhà, hình dung trước: mở đầu nên nói gì, sau đó lần lượt nói về các nội dung gì và kết thúc như thế nào.

II – LUYỆN NÓI TRÊN LỚP

1. Chủ động xin được trình bày trước lớp những nội dung đã chuẩn bị ở nhà hoặc sẵn sàng đáp ứng khi thầy, cô giáo yêu cầu.
2. Nói rõ ràng, mạch lạc, có giọng điệu, tư thế ngay ngắn, mắt hướng về người nghe.
3. Chú ý rút kinh nghiệm về các lỗi (cả nội dung và hình thức) trong phần trình bày miệng của mình trên lớp.


* Soạn bài:

Gợi ý:

Đề 1:

  • Mở bài:

Giới thiệu về câu chuyện sắp kể (diễn ra ở đâu? bao giờ? với ai?), nói vài dòng ngắn gọn về chủ đề (nằm ở trong đề bài)

  • Thân bài:

– Lỗi như thế nào? (có nhiều dạng như nói dối bạn bè, không giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, cái nhau và gây tổn thương cho bạn,…)

– Tâm trạng khi phạm lỗi: chuyển biến tâm trạng hối hận, ăn năn, tự trách mình

+ Tác nhân khiến bạn suy nghĩ: những yếu tố bất chợt đến khiến cho mình cảm thấy hối hận

+ Tâm trạng hối hận như thế nào (miêu tả): ray rứt,…

+ Quyết định xin lỗi bạn

+ Kết quả

Kết bài:

Bài học rút ra cho chính bản thân và lời khuyên gửi đến mọi người.

Đề 2:

  • Mở bài:

Lí do bạn chứng minh Nam là người tốt

  • Thân bài:

– Thời gian buổi sinh hoạt lớp diễn ra?

– Người điều hành là ai?

– Không khí lớp ra sao?

– Em đứng lên chứng minh ý kiến trong hoàn cảnh nào?

– Lí lẽ em đưa ra kèm theo dẫn chứng (một luận điểm làm thành một đoạn văn rõ ràng)

– Có ý kiến phản đối hay không, nếu có em đã làm gì để bảo vệ ý kiến của mình?

– Kết quả cuối cùng ra sao?

  • Kết bài:

Suy nghĩ của em về bạn bè và bài học gửi đến mọi người.

Đề 3:

  • Mở bài:

– Lời giới thiệu của Trương Sinh (về quê quán, gia cảnh…)

– Lời giới thiệu của Trương Sinh về người vợ của mình (tên, tính tình, hình thức …)

  • Thân bài:

– Trước khi đi lính:

+ Vừa xây dựng gia đình, cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc.

+ Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc . Tuy con nhà hào phú, nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.

+ Xa gia đình trong cảnh mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa.

– Khi trở về:

+ Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói.

+ Tin vào câu nói của con nên đã hiểu lầm.

+ Ghen tuông mù quáng nên đã đẩy người vợ đến cái chết oan ức.

+ Sau đó, biết là mình đã nghi oan cho vợ nhưng việc trót đã qua rồi.

  • Kết bài:

– Ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát

– Mong mọi người nhìn vào bi kịch gia đình để rút ra bài học.

LUYỆN NÓI TRÊN LỚP

1. Chủ động xin được trình bày trước lớp, theo những yêu cầu của thầy cô.

2. Nói ngắn gọn, mạch lạc, tự tin hướng vào người nghe, kết thúc có lời cảm ơn.

3. Chú ý rút kinh nghiệm những yếu điểm mình làm chưa tốt.

Kể lại một lần em mắc lỗi khiến bạn thân em buồn lòng (có yếu tố nghị luận)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang