mieu-ta-noi-tam-trong-van-ban-tu-su-sgk-ngu-van-9-tap-1

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự – SGK Ngữ văn 9, tập 1

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

I – TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tr. 93 và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều.
b) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
c) Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?

2. Đọc đoạn văn sau và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

(Nam Cao, Lão Hạc)

* Ghi nhớ:

– Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc, diễn biến tâm trạng. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
– Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, và diễn biến tâm trạng của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ trang phục,… của nhân vật.

II – LUYỆN TẬP

1. Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.

2. Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.

3. Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.

Kể lại một lần em mắc lỗi khiến bạn thân em buồn lòng (có yếu tố nghị luận)

Đóng vai Mã Giám Sinh kể lại cảnh mua Kiều nữ

Kể về một người bạn thân thiết nhất của em

Kể lại kỷ niệm đáng nhớ của em với một người bạn thân thiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang