Nghị luận: “Điều mình không muốn thì cũng đừng làm đối với người khác”
- Mở bài:
Nêu vấn đề cần nghị luận: “Điều mình không muốn nhận thì cũng đừng làm đối với người khác”.
- Thân bài:
1. Giải thích: “Điều mình không muốn nhận” là những điều gì?
2. Bàn luận:
+ Từ câu chuyện, thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận (sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh…). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình.
+ Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn dù vô tình hay cố ý.
+ Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…
+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…
+ Phê phán những kẻ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi người khác.
3. Bài học nhận thức và hành động:
+ Hãy biết lắng nghe những người xung quanh, để hiểu hơn, để yêu hơn và tránh gây ra những điều tổn thương không đáng có;
+ Biết nhận ra lỗi lầm của mình và biết sửa chữa nó.
- Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề.
- Nghị luận: “Tâm lí đố kị chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng”?
- Nghị luận: “Trên đời này, chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”
- Nghị luận: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”