Phân tích nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi để thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.

phan-tich-nhan-vat-viet-trong-nhung-dua-con-trong-gia-dinh-cua-nguyen-thi-de-thay-ve-dep-tuoi-tre-viet-nam-thoi-chong-mi

Phân tích nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi để thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.

  • Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: Nguyễn Thi – nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” viết năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Tác phẩm xuất sắc – tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tác giả. Thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc, ý chí tinh thần hành động chiến đấu thể hiện phẩm chất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam qua nhân vật Việt..

  • Thân bài:

Nhân vật Việt:

* Việt là một chàng trai có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và trẻ con:

+ Hay tranh giành với chị : từ việc soi ếch đến việc ghi tên tòng quân.
+ Là một chiến sĩ giải phóng quân, cầm súng tự động, đánh Mĩ bằng lê mà cái ná thun vẫn nằm gọn trong túi.
+ Bị thương nặng đến ngày thứ hai, trong bóng đêm vắng và lạnh lẽo, Việt không sợ chết mà sợ bóng đêm và sợ ma.

* Tình thương yêu gia đình sâu nặng:

+ Việt rất thương chị: lúc khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm, Việt thấy thương chị lạ. Vào bộ đội, Việt giấu chị như giấu của riêng.
+ Rất thương chú Năm: nhớ câu hò của chú..
+ Lúc bị thương, hình ảnh ba má hiện về chập chờn trong hồi ức Việt.

* Tính cách người anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm:

+ Dòng máu trong người Việt là dòng máu anh hùng: Dòng máu ấy chảy qua nhiều thế hệ từ ông bà, cha mẹ đến thế hệ Việt và Chiến. Chính truyền thống gia đình là động lực tình cảm, tinh thần thúc đẩy Việt chiến đấu.
+ Bị thương ở trận địa, lạc đồng đội, người đầy thương tích, lúc tỉnh lúc mê, Việt vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
+ Tỉnh dậy lần thứ tư giữa đêm sâu thẳm, nghe tiếng súng đồng đội, Việt vẫn cố bò về hướng đó “Chính trận đánh đang gọi Việt đến”.

Nghệ thuật:

+ Phương thức trần thuật độc đáo.
+ Ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ, phát huy tối đa lời độc thoại nội tâm, những hồi ức khi đứt nối tưởng chừng rời rạc nhưng thật chặt chẽ, truyện đã khắc họa hình tượng của một nhân vật anh hùng.
+ Câu chuyện vừa được thuật, kể cùng một lúc, tính cách nhân cũng được khắc họa. Nhà văn thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt chuyện, diễn biến chuyện linh hoạt, có thể xáo trộn thời gian, không gian phụ thuộc vào trật tự tuyến tính.
+ Chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường, gợi lên kỉ niệm tự nhiên, nhà văn phải am hiểu ngôn ngữ nhân vật. Người kể có thể bộc lộ được đầy đủ tính cách, cảm xúc, tình cảm của chính mình

Đánh giá:

+ Nguyễn Thi đã miêu tả nhân vật một cách sắc nét từ tính tình, tình cảm đến tinh thần chiến đấu bằng những hình ảnh chân thực, hồn nhiên đầy cảm động. Tác phẩm dạt dào cảm hứng sử thi.
+ Vẻ đẹp một nhân vật anh hùng, đại diện cho thế hệ trẻ miền Nam thời kì chống Mĩ.

  • Kết bài:

Nhân vật Việt là thành công trong nghệ thuật xây dựng tính cách của Nguyễn Thi, dù hồn nhiên còn nhỏ nhưng chững chạc, gan dạ, dũng cảm trước kẻ thù, tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam thời kì chống Mĩ.

7 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phân tích vẻ đẹp hình ảnh các nhân vật trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình" - Theki.vn
  2. So sánh nhân vật Việt và nhân vật Tnú - Theki.vn
  3. Đọc - hiểu văn bản: "Những đứa con trong gia đình" (Nguyễn Thi) - Theki.vn
  4. Phân tích truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi - Theki.vn
  5. Tài liệu tổng hợp kiến thức truyện kí Việt Nam lớp 12 – Luyện thi Phổ thông lớp 12 - Theki.vn
  6. Phân tích nhân vật Mai (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) và chị Chiến (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) để thấy vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần cách mạng của người con gái Việt Nam trong kháng c
  7. Những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.