nghi-luan-doc-sach-cot-khong-phai-o-so-luong-ma-cot-o-tinh-tuy

Nghị luận: Đọc sách cốt không phải ở số lượng mà cốt ở tinh túy

 Đọc sách cốt không phải ở số lượng mà cốt ở tinh túy.

  • Mở bài:

Sách là nơi cất giữ những tri thức do người xưa để lại cho thế hệ sau. Đọc sách là hành động để tiếp nhận những tri thức của người xưa đã cất công tìm kiếm và khám phá đóng góp lại cho thế hệ sau này. Đọc sách cốt không lấy số lượng mà cốt ở tinh túy. Đọc nhiều mà không nhớ được gì, chi bằng đọc kĩ, đọc nghiền ngẫm một quyển sách cho thấu đáo.

  • Thân bài:

Đọc lấy số lượng có nghĩa là đọc nhiều sách. Tinh túy là những hiểu biết được cô đọng và tích lũy sau khi đọc sách. Qua câu nói trên mang một ý nghĩa cho ta thấy rằng: đọc sách thì ta không nên đọc nhiều, một quyển sách hay và có ý nghĩa thì ta nên đọc đi đọc lại nhiều lần. Trong cuộc sống xã hội hiện nay, ta cần phải đọc sách một cách nghiêm túc, vừa đọc vừa nghiền ngẫm bởi vì lượng tri thức ngày nay thì càng nhiều nếu như ta đọc một cách cho có thì chúng ta không thể tiếp thu được tri thức có trong sách.

Nói về văn hóa đọc sách của học sinh ngày nay, ta có thể thấy rằng học sinh ngày nay coi thường sách vở, ít đọc sách, đọc cho có. Hiện nay học sinh coi thường sách vở là do thời đại hiện nay là thời đại công nghệ phát triển vượt trội, nên nhiều học sinh đã sự dụng những công nghệ đó để chơi game, xem phim, lướt facebook. Một phần cũng là do gia đình không tạo điệu kiện cho học sinh tiếp cận với sách ngay từ nhỏ. Với hình thức sách thay đổi nên khi học sinh đọc thì sẽ cảm thấy chán nản và mệt mỏi.

Nếu như học sinh không còn coi trọng sách vở thì họ sẽ thiếu hiểu biết về thế giới xung quanh, nhân cách bị suy thoái, tâm hồn trở nên khô cằn, đầu óc trống rỗng, sẽ bị người khác khinh thường. Không đọc sách, suy nghĩ mù quáng, hành động nông nổi, dễ mắc phải sai lầm. người không chịu đọc sách sẽ bị cả xã hội xa lánh, dễ sa vào các tệ nạn xã hội.

Muốn giảm thiểu nguy cơ về vấn đề học sinh coi thường sách vở biện pháp tốt nhất là nhà trường nên vận động học sinh tích cực trong việc đọc sách. Các bậc phụ nên làm tấm gương trong việc đọc sách để trẻ em noi theo. hạn chế cho học sinh tiếp cận tới các công nghệ hiện đại như: điện thoại thông minh, máy tính…

Đọc sách là con đường ngắn nhất dẫn ta đến thành công. Học sinh xem thường sách vở, không chịu đọc sách thế thật đáng chê trách. Bên cạnh đó ta nên ca ngợi một số học sinh đã biết tự giác đọc sách trong học tập.

Từ đó ta đã có thể rút ra được bài học nhận thức từ những hậu quả của việc coi thường sách vở đó chính là sách vở đem lại cho ta nhiều sự hiểu biết, đầu óc nhạy bén, có nhiều suy nghĩ tích cực trong cuộc sống. Đọc sách nhiều sẽ làm cho tâm hồn trở nên trong sáng, nhân cách được bồi dưỡng tốt đẹp. Đọc sách giúp cho ta phát triển tri thức, kỹ năng và tình cảm, đọc sách còn là con đường hướng tới thành công. Người yêu sách và thường đọc sách luôn được mọi người coi trọng.

  • Kết bài:

“Mỗi cuốn sách là một bức tranh kì diệu về cuộc sống”. Sách đối với con người như nước đối với cây cối. Không có nước, cây cối sẽ héo rũ. Không có sách, cuộc sống loài người sẽ buồn chán. Nghị luận: Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn đọc sách đúng cách, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn (Barack Obama). Bắt đầu từ ngày hôm nay chúng ta hãy cùng nhau hướng tới một tương lai tươi sáng cho đất nước, cho bản thân và gia đình bằng việc đọc sách mà thôi. Hãy nhớ rằng “Đọc sách cốt không phải ở số lượng mà cốt ở tinh túy”.

Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa (Nguyên Ngọc)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang