»» Nội dung bài viết:
Nghị luận: Phía sau lời nói dối.
1. Giải thích:
– “Nói dối”: lời nói, phát ngôn không đúng với sự thật, nhằm mục đích hướng người tiếp nhận và tin vào điều sai khác đó. Đây là hành vi được điều khiển bởi ý thức của con người.
– “Phía sau”: sự khuất lấp, không hiển hiện trên bề mặt mà ẩn chứa ở bề sâu của lời nói dối. Nó là động cơ, là nguyên nhân của lời nói dối. Nó bao gồm cả mặt tiêu cực và tích cực.
→ Đặt ra yêu cầu về cách nhìn nhận nhiều chiều đối với một hiện tượng quen thuộc trong đời sống.
2. Bình luận:
a. Phía sau lời nói dối là một cái tôi ích kỉ.
Khi đó, nói dối là sự che đậy, giấu giếm thậm chí xuyên tạc sự thật khách quan nhằm chuộc lợi cá nhân, lừa dối, gây tổn thương, tổn hại cho người khác. Khi sự thật được phơi bày cũng là lúc lòng tin đổ vỡ cùng nhiều hậu quả khó lường (hành động gian dối, làm xói mòn nhân phẩm, niềm tin giữa con người với nhau, gây bất ổn nhiều mặt trong xã hội,…)
→ Nói dối là hành đọng xấu,đáng bị phê phán và lên án.
b. Phía sau lời nói dối là một cái tôi vị tha.
Khi đó, lời nói dối xuất phát từ một tấm lòng chân thành, bao dung, yêu thương, muốn né tránh đi sự thật quá phũ phàng, có thể gây tác động tiêu cực cho người tiếp nhận. Sự thật không được tiết lộ nhưng những giá trị nhân văn đẹp đẽ từ tình người sẽ được thắp lên.
→ Nói dối không đáng bị phê phán.
3. Bài học:
– Phía sau mỗi lời nói dối không chỉ là một sự thật, nó còn là nhân cách con người. Con người cần rèn cho mình phẩm chất trung thực.
– Phía sau mỗi lời nói dối là muôn mặt của cuộc đời. Cho nên cần “cố tìm mà hiểu” cho thấu đáo bản chất sâu xa của mỗi lời nói để sống và ứng xử sâu sắc hơn.
– Cần có thái độ cẩn trọng, cân nhắc khi phát ngôn cũng như khi đánh giá, phán xét mỗi sự việc, hành vi, lời nói. Trong tình huống, cảnh ngộ cụ thể, nhất thời, con người có thể buộc phải nói dối. Tuy nhiên, không được lạm dụng lời nói dối. Cái đích hướng tới vẫn phải là những giá trị nhân văn cao quý Chân – Thiện – Mĩ bền vững trong cuộc đời.