Vai trò của học tập đối với sự thành công của con người.
Dàn bài:
- Mở bài:
– Giới thiệu khái quát vai trò của việc học đối với cuộc đời của mỗi con người: là một trong những hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự thành công và ý nghĩa cuộc sống của con người.
- Thân bài:
1. Giải thích vấn đề:
Học tập là gì?
– Học tập là quá trình học hỏi, tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng trong nhà trường (và ngoài cuộc sống) nhằm hoàn thiện bản thân, có đủ khả năng tạo dựng cuộc sống độc lập, hạnh phúc.
2. Bàn luận:
Vai trò của học tập.
– Học tập giúp con người có nhiều hiểu biết về thế giới và cuộc sống của chính mình.
– Học tập giúp con người hoàn thiện các kỹ năng làm việc, có cơ hội tìm kiếm những việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, đảm bảo tốt cho cuộc sống và vươn tới thành công trong công việc.
– Học tập giúp con người thấu hiểu lẫn nhau, chung sống hòa thuận, tương trợ lẫn nhau, biết cảm thông, chia sẻ với cộng đồng.
– Học tập giúp con người tự khẳng định mình trong công việc và trong cuộc sống.
(HS nêu lí lẽ và dẫn chứng cho mỗi ý).
3. Bàn luận mở rộng.
– Mục đích của học tập nhằm để hoàn thiện hiểu biết, nhân cách, nhân phẩm của bản thân, xây dựng cuộc sống tốt đẹp chứ không phải để cầu danh, cầu lợi.
– Thế nhưng ,trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không siêng năng học tập, xem thường việc học, ham thích những điều dễ dãi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Những người như thế thật đáng chê trách.
4. Rút ra bài học.
– Chỉ có học tập mới giúp con người trở nên tốt đẹp và cuộc sống trở nên có ý nghĩa.
– Chăm chỉ, kiên trì học tập mỗi ngày, giúp đỡ bạn bè cùng nhau tiến bộ trong học tập.
- Kết bài:
– Khẳng định: Học tập là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.
– Liên hệ bản thân: là học sinh, chúng hãy say mê học tập,…
Bài văn tham khảo:
Vai trò của học tập đối với mỗi con người.
- Mở bài:
Có thể nói, học tập có vai trò rất lớn đối với sự thành công của mỗi con người. Học để là chính mình, và học để từ bỏ với vẻ thanh cao những gì không phải là mình. Một người không say mê học tập thì nhất định không thể có kiến thức. Không có kiến thức thì không thể thành công.
- Thân bài:
Học tậplà quá trình học hỏi, tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng trong nhà trường (và ngoài cuộc sống) nhằm hoàn thiện bản thân, có đủ khả năng tạo dựng cuộc sống độc lập, hạnh phúc. Vì vậy học tập là rất cần thiết vì nó quyết định cuộc sống của mỗi con người.
Học tập giúp con người có nhiều hiểu biết về thế giới và cuộc sống của chính mình. Con người không thể tự tách mình ra khỏi thế giới chung. Muốn tồn tại, con người phải hiểu biết thế giới ở quanh mình, từng bước hòa nhập vào thế giới ấy, khai thác những cơ hội và hạn chế những rủi ro. Không có tri thức, không hiểu biết gì nghĩa tự đạt mình ở vị trí bất lợi, dễ bị tác động tiêu cực của những thay đổi của thế giới xung quanh.
Học tập giúp con người có cơ hội tìm kiếm những việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, đảm bảo tốt cho cuộc sống và vươn tới thành công trong công việc. Những người được học tập, có kiến thức, kỹ năng vững vàng thường dễ dàng tìm kiếm công việc mình yêu thích, thu nhập cao, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Ngược lại, người không học tập sẽ rất chật vật trong cuộc sống, làm những công việc năng nhọc nhưng thu nhập thấp, cuộc sống gia dình nhiều cơ cực.
Học tập giúp con người thấu hiểu, chung sống hòa thuận, tương trợ lẫn nhau, biết cảm thông, chia sẻ với cộng đồng. Không học tập sẽ khiến con người trở nên ích kỉ, chỉ biết cái lợi cho bản thân, vô tâm, vô cảm với người khác.
Học tập giúp con người tự khẳng định mình trong công việc và trong cuộc sống. Ai cũng mong muốn có một cuộc sống đầy đủ, thậm chí là giàu có, được nhiều người kính trọng, yêu thương. Chỉ có học tập chăm chỉ, lao động cần cù, chúng ta mới có được những món quà quý giá đó. Ngược lại, nếu không chịu học tập, chúng ta sẽ mãi mãi bị ràng buộc bởi sự ngu dốt của mình. Hãy nhớ rằng những khổ đau trong học tập chỉ là tạm thời còn khổ đau vì không học tập sẽ đeo bám chúng ta đến hết cuộc đời.
Tri thức là vô tận trong khi cuộc đời ta lại có giới hạn và không phải thông tin nào ta cũng cần phải biết. Vậy thì ta chỉ nên học những gì ta cần biết và cần phải có. Ví dụ như khi ta muốn làm bác sĩ, ta chỉ cần giỏi một số môn nhất định như hóa, sinh, lý. Nhưng những kiến thức trong sách vẫn chưa đủ, ta cần phải tìm đến một thế giới kiến thức khác – một thế giới có những kiến thức mà ai cũng bắt buộc phải có. Vậy ta hãy bỏ xa những vùng biển gần bờ, hãy đến với những vùng ngoài khơi xa rộng lớn.
Tục ngữ có câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, hãy đi đi, hãy bước ra ngoài đời đi, đừng có nhốt mình trong phòng với những cuốn sách. Mỗi khi ta tiếp xúc với một người, ta lại học thêm được một cách giao tiếp, ứng xử. Cứ càng ra bên ngoài nhiều, đi nhiều thì ta lại càng biết thêm nhiều điều có ích, những kỉ năng sống. Bác Hồ cũng đã từng nó: “Học ở trường, học trong sách vở, học ở lẫn nhau và học ở nhân dân”. Khi học thì đừng cứng ngắc, đừng ép mình vào một nguồn kiến thức nhất định mà hãy học hỏi ở mọi nơi. Từ những người quen đến lạ mặt, từ những cảnh vật xa nhà đến những danh lam thắng cảnh, bất kì ai hay cái gì có thể cho ta một kinh nghiệm mới, một kĩ năng mới.
Học tập nhằm để hoàn thiện hiểu biết, nhân cách, nhân phẩm của bản thân, xây dựng cuộc sống tốt đẹp chứ không phải để cầu danh, cầu lợi.
Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa. Điều ta biết như một giọt nước, điều ta không biết thì mênh mông như cả đại dương. Mục đích của học tập là học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình, hướng đến hoàn thiện hiểu biết, nhân cách, nhân phẩm của bản thân, xây dựng cuộc sống tốt đẹp chứ không phải học để cầu danh lợi, vinh hoa. Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không siêng năng học tập, xem thường việc học, ham thích những điều dễ dãi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Những người như thế thật đáng chê trách.
- Kết bài:
Học tập là con đường ngắn nhất dẫn ta tới thành công và sống một cuộc dời ý nghĩa. Không ngừng học hỏi sẽ mở ra trước mắt chúng ta những cơ hội lớn để thành công, hay ít ra sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Xem thêm: