Hình t­ượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đ­ược miêu tả nh­ư thế nào?

hinh-tuong-song-trong-bai-tho-song-cua-xuan-quynh-duoc-mieu-ta-nhu-the-nao

Hình t­ượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đ­ược miêu tả nh­ư thế nào?

Gợi ý:

“Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng ng­ười con gái yêu đư­ơng, là sự hóa thân, phân thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ. Cùng với hình t­ượng sóng, bài thơ này còn có một hình t­ượng nữa là em – cái tôi trữ tình của nhà thơ. Tìm hiểu hình t­ượng “sóng”, không thể không xem xét nó trong mối tư­ơng quan với “em”.

– Hình tư­ợng “sóng” trư­ớc hết đ­ược gợi ra từ âm hư­ởng dào dạt, nhịp nhàng của bài thơ. Đó là nhịp của những con sóng trên biển cả liên tiếp, triền miên, vô hồi vô hạn. Đó là âm điệu của một nỗi lòng đang tràn ngập, khao khát tình yêu vô hạn, đang rung lên đồng điệu, hòa nhịp với sóng biển.

– Qua hình t­ượng “sóng”, Xuân Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể vừa sinh động nhiều trạng thái, tâm trạng, những cung bậc tình cảm khác nhau trong trái tim của ng­ười phụ nữ đang rạo rực khao khát yêu đ­ương. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của ngư­ời con gái đang yêu đều có thể tìm thấy sự t­ương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng.


Dàn bài:

  • Mở bài:

– Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm:

+ Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước và nền thi ca sau 1975.

+ “Sóng” là bài thơ tình đặc sắc, thể hiện khát vọng tình yêu đắm say của người con gái trong mối tình đầu.

– Hình tượng “sóng” thể hiện những trạng thái người phụ nữ trong tình yêu thấm đẫm chất trữ tình trong sáng.

  • Thân bài:

1. Biểu hiện của sóng cũng là biểu hiện bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu.

“Sóng” giống như người phụ nữ đang yêu lúc “dữ dội” lúc lại “dịu êm”.

“Sóng” mang trong mình những tính chất đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, đó cũng là bản tính của phụ nữ khi yêu (mãnh liệt nhưng sâu lắng).

“Sóng” không bằng lòng sống ở một nơi chật hẹp, “không hiểu mình” nên luôn khát khao, quyết liệt “tìm ra tận bể” rộng lớn. Hình ảnh thơ thể hiện khát vọng vươn tới sự tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ, sẵn sàng từ bỏ không gian nhỏ hẹp để đến một nơi khoáng đạt hơn.

– Trước thời gian “ngày xưa – ngày sau”, những con sóng vẫn luôn dạt dào, sôi nổi, khát khao không gian bao la, vươn tới tình yêu.

– Cũng như “sóng”, trái tim của tuổi trẻ luôn khát khao tình yêu mãnh liệt, “bồi hồi trong ngực”, đó là quy luật vĩnh hằng.

2. Sự biến ảo của sóng chính là biểu hiện của những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu.

– Xuân Quỳnh nỗ lực để cắt nghĩa tình yêu nhưng không được.

+ Xuân Quỳnh tìm kiếm nguồn cội của sóng: “Từ nơi nào sóng lên”, đồng thời thể hiện sự trăn trở, muốn khám phá chính bản thân mình, người mình yêu và tình yêu (“em”, “anh”, “biển lớn”).

+ Nhà thơ tự đặt câu hỏi và tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên: “sóng bắt đầu từ gió…” nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bí ẩn, khó lí giải. Đó là lời thú nhận hồn nhiên nhưng sâu sắc.

3. Hình ảnh con sóng tìm về với bến bờ hay cũng chính là nỗi nhớ, lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu.

– Nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm mọi phạm vi không gian: “dưới lòng sâu / trên mặt nước”, phạm vi thời gian “ngày / đêm”, biện pháp nhân hóa “không ngủ được” càng nhấn mạnh nỗi nhớ. Nỗi nhớ lúc nào cũng cháy bỏng và khiến con người ta cồn cào không yên.

– Không chỉ bày tỏ gián tiếp nỗi nhớ qua sóng mà người phụ nữ bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ của mình “lòng em nhớ đến anh”, nỗi nhớ luôn thường trực trong suy nghĩ, ăn sâu vào tiềm thức “cả trong mơ còn thức”.

– Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.

– Tấm lòng thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về “phương anh” bằng cả trái tim.

– Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có “muôn vời cách trở” cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn thử thách.

4. “Sóng” muôn đời chuyển động là biểu hiện của khát vọng tình yêu vĩnh cửu.

“Sóng” là sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ về sự nhỏ bé của mình trước cuộc đời rộng lớn, sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô hạn, sự dễ đổi thay của lòng người trước dòng đời đầy biến động.

– Ẩn sâu trong ý thơ vẫn là niềm tin, hi vọng mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng “Như biển kia dẫu rộng… bay về xa.”

“Sóng” chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn: khát vọng được “tan ra” thành “trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu.

– Đó cũng là khát khao chia sẻ và tan tình yêu nhỏ bé với tình yêu chung rộng lớn của cuộc đời.

  • Kết bài:

– Qua bài thơ “Sóng”, ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình. Tâm hồn người phụ nữ ấy luôn khao khát, chưa bao giờ yên lặng “vì tình yêu muôn thuở – có bao giờ đứng yên” (Thuyền và Biển). Nhưng đó cũng là một tâm hồn thật trong sáng, thủy chung vô hạn. Quan niệm tình yêu như vậy rất gần gũi với mọi người và có gốc rễ trong tâm thức dân tộc.

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

1 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.