Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
I. Cấu trúc bài văn nghị luận:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
- Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
Yêu cầu.
- Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,…
- Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt.
- Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả như thế nào?
Các bước tiến hành:
1. Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ?
- Thao tác lập luận.
- Phạm vi dẫn chứng.
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý.
* Đề 1: Phân tích bài thơ “Cảnh khuya “ của Hồ Chí Minh
a/ Tìm hiểu đề.
– Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
+ Bài thơ ra đời vào thời điểm những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1947), tại chiến khu Việt Bắc. Lúc này, Hồ Chí Minh đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp đày gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt của nhân dân ta.
– Phương pháp: phân tích nội dung và nghệ thuật.
– Phạm vi tài liệu: bài thơ Cảnh khuya
b/ Lập dàn ý
* Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ
* Thân bài:
– Vẻ đẹp của thiên nhiên vào một đêm trăng nơi chiến khu: hình ảnh trăng, hoa, cây cổ thụ, tiếng suối…→ cho thấy một đêm trăng khuya đẹp, thơ mộng
– Nổi bật lên giữa bức tranh thiên nhiên là người chiến sĩ nặng lòng “lo nỗi nước nhà”. (có thể so sánh : Trong thơ cổ , cảnh đẹp thượng đi liện với hình ảnh người ẩn sĩ lánh mình chốn thiên nhiên, xa lánh cõi trần. Nhưng trong bài thơ này nổi bật lên giữa thiên nhiên là hình ảnh một chiễn sĩ cách mạng nặng lòng “lo nỗi nước nhà”)
– Tính cổ điển và hiện đại trong phong cách thơ Hồ Chí Minh (Thể thơ đường luật cùng với hình ảnh thiên nhiên làm cho bài thơ có màu sắc cổ điển. Nhưng hình ảnh nhân vật trữ tình “lo nỗi nước nhà” kèm theo sự phá cách trong hai câu cuối đã làm cho bài thơ mang tình hiện đại)
Nhận định về giá trị tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ
* Kết bài:
– Sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và chí sĩ trong bài thơ.
– Đánh giá chung, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
* Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
“Những đường Việt bắc của ta
……………………………..
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.
a/ Phân tích đề:
– Nội dung: Khí thế của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
– Phương pháp phân tích là chủ đạo
– Phạm vi tài liệu: Đoạn thơ trên
b/ Lập dàn ý:
* Mở bài:
– Giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ)
* Thân bài: đoạn thơ chia làm 2 phần
+ 8 câu đầu: Khí thế dũng mạnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc
– Quang cảnh chiến đấu sôi động, hào hùng với nhiều lực lượng tham gia: dân công, bộ đội, binh chủng cơ giới… thể hiện rõ trên những con đường bộ đội hành quân, dân công đi tiếp viện, đoàn ô tô quân sự…
+ 4 câu sau: Tác giả nhớ lại niềm vui khi tin tức chiến thắng của mọi miền đất nước tiếp nối báo về
+ Nghệ thuật: tác giả rất điêu luyện trong việc sử dụng thể thơ lục bát, thể hiện ở các mặt:
– Cách dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả
– Cách vận dụng các biện pháp tu từ: trùng điệp, so sánh, cường điệu, từ láy…
– Giọng thơ hào hùng, sôi nổi
* Kết bài: Chỉ qua đoạn thơ ngắn, Tố Hữu đã thẻ hiện được không khí của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta một cách cụ thể và sinh động, đồng thời ca ngời cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
2/ Đối tượng và nội dung của bài nghị luận.
+ Đối tượng: một bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ…→ cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ
+ Nội dung:
– Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ
– Bàn về giá tri nội dung và nghệ thuật
– Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ
● Ghi nhớ (sgk)
3/ Luyện tập
– Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận
a/ Phân tích đề
b/ Lập dàn ý:
– Lưu ý: Phải đặt đoạn thơ trong chỉnh thể toàn bài thơ của Huy Cận
– Có thể so sánh, liên tưởng với hai câu thơ của Thôi Hiệu để thấy rõ hơn tâm trạng của nhà thơ
“ Yên ba giang thượng sử nhân sầu”
( Khói và sóng trên sông khiến cho người buồn)
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
(Lầu Hoàng Hạc – NV 10 – t1)
– Thôi Hiệu nhìn khói sóng nhớ đến quê hương. Còn Huy Cận không cần có khói sóng – tức là không cần có cái gợi nhớ mà lòng vẫn dờn dợn nhớ nhà. Rõ ràng nỗi nhớ của Huy Cận da diết, thường trực hơn và cháy bỏng hơn