on-tap-phan-tap-lam-van-7

Ôn tập phần Tập làm văn – SGK Ngữ văn 7

Ôn tập phần Tập làm văn – Ngữ văn 7

VĂN BIỂU CẢM:

Câu 1: Các văn bản biểu cảm đã học:

– Cổng trường mở ra (Lí Lan
– Mẹ tôi.
– Một thứ quà của lúa non: Cốm. (Thạch Lam)
– Mùa xuân của tôi.
– Sài Gòn tôi yêu, …

Câu 2: Đặc điểm của văn bản biểu cảm:

– Về mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và cách đánh giá của người viết đối với con người và cuộc sống.

– Về cách thức:

+ Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người, … thành hình ảnh để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình.

+ Khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, sự việc và con người, … nhằm bộc lộ tư tưởng và sự đánh giá của mình.

– Về bố cục: Theo mạch tình cảm, suy nghĩ.

Câu 3: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm:

Có thể chọn một số chi tiết, thuộc tính, sự việc của cảnh vật, đồ vật, con người để miêu tả nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mình.

Câu 4: Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm:

Yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm rất lớn, nhất là khi kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc hành vi thiếu đạo đức

* Dẫn chứng câu 3,4:

– Miêu tả: Đoạn tả đêm mùa xuân trong bài “Mùa xuân … tôi”

– Tự sự: Nhân vật người mẹ trong văn bản “Cổng trường mở ra”. Kể như vậy làm nổi bật cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.

Câu 5: Cách biểu đạt tình cảm trong văn biểu cảm:

– Để bày tỏ tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ca ngợi đối với người vật, hiện tượng ta phải nêu lên tính chất, đặc điểm cơ bản, nổi bật của con người, vật.

– Có thể chọn hình ảnh ẩn dụ tượng trưng để gửi gắm tình cảm hoặc biểu đạt trực tiếp nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.

* Bài tập: Phân tích yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm sau:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay:
– Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
– Cụ bán rồi?
– Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa.
Tôi chỉ e ngại lo cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
– Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Trích Lão Hạc, Nam Cao)

VĂN NGHỊ LUẬN:

Câu 1/139: Tên các bài văn nghị luận đã học trong chương Ngữ Văn 7 tập 2:

– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (Hồ Chí Minh)
– Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. (Đặng Thai Mai)
– Đức tính giản dị của Bác Hồ. (Phạm Văn Đồng)
– Ý nghĩa văn chương. (Hoài Thanh)

 Câu 2/140: Trong đời sống hằng ngày, trên báo chí, trong sách giáo khoa, văn bản nghị luận thường xuất hiện:

– Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
– Hè vui tươi của thiếu nhi thành phố.
– Không nên vứt rác bừa bãi.

=> Các bài thường yêu cầu giải thíchchứng minh.

* Câu 3/140: Trong bài văn nghị luận cần có các yếu tố:

– Luận điểm

– Luận cứ

– Lập luận.

Luận điểm là gì?

+ Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn.

+ Thường được nêu ra dưới hình thức một câu khẳng định hoặc phủ định.

+ Nội dung phải đúng đắn, chân thật, tiêu biểu.

+ Nó thống nhất các đoạn văn lại thành một khối để tạo sức thuyết phục.

Luận cứ:

+ Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm

+ Phải đúng dắn, chân thật, tiêu biểu thì luận điểm mới có sức thuyết phục.

Lập luận:

+ Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.

+ Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

* Câu 4/140:

– Luận điểm: (Xem phần trên)

– Câu a và d: Là luận điểm vì:

+ Nội dung rõ ràng.

+ Vấn đề nó nêu lên là chân thực, có giá trị thực tế.

+ Hình thức là loại câu khẳng định, trong câu có 2 từ “có, là”

– Câu b: Câu cảm thán.

– Câu c: Cụm danh từ nêu một vấn đề tương ứng với một luận đề.

* Câu 5/140:

– Nói như vậy là không đúng, không hiểu về cách làm văn lập luận chứng minh.

– Để bài văn chứng minh đạt yêu cầu và có giá trị ngoài việc dùng luận điểm và dẫn chứng ta còn dùng lí lẽ để phân tích, để diễn giải.

* Câu 6/140:

– Hai đề này có đề tài giống nhau: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

– Hai đề này khác nhau về cách làm bài:

+ Nhiệm vụ của giải thích: Làm cho người đọc hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.

+ Nhiệm vụ của chứng minh: Phép lập luận dùng lí lẽ, dẫn chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đúng đắn.

III. ĐỀ VĂN THAM KHẢO:

=> Xem Sgk/140,141.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang