Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở cho đến kết thúc truyện
- Mở bài:
Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao và của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Tác phẩm thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội. Qua diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở cho đến kết thúc truyện, nhà văn đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước năm 1945, một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
- Thân bài:
Chí phèo trước khi gặp Thị Nở:
– Trước khi gặp thị Nở, Chí Phèo gần như sống vô thức.Hắn vốn là một người nông dân bình thường, sau đó Chí Phèo bị giam giữ do Bá Kiến ghen tuông, đẩy hắn vào tù. Trở về, sau những nhận thức mờ mịt, trở thành tay sai, Chí Phèo đã nhành chóng trở thành một tay sai đắc lực giúp Bá Kiến, từ một nông dân bình thường bây giờ đã trở thành một tên quái vật hung ác, ngang ngược ở đời. Tiếng chửi của hắn là phản ứng của mình với tất cả cuộc đời đầy bi kịch của hắn. Nó đã thuộc về một người đàn ông bị say triền miên. Ý thức cuộc sống cô đơn của Chí Phèo là những người độc tài. Tất cả dân làng Vũ Đại bị Chí phèo loại trừ ra khỏi xã hội. Kết quả là, cả cơ thể và tâm hồn của Chí Phèo đã bị phá hủy nặng nề, trở thành kẻ xấu xa, hung ác. Đang bị áp bức, người dân xã nông nghiệp đã không có sự lựa chọn nào khác.
– Bây giờ thì hắn đã thành người không tuổi rồi. Ba mươi tám hay ba mươi chín? Bốn mươi hay ngoài bốn mươi? Cái mặt hắn không trẻ cũng không già; nó không còn phải là mặt người: nó là mặt của một con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giời biết tuổi? Chí Phèo cũng không biết ngày hay đêm vì đối với hắn không còn ngày tháng nữa. Bởi vì từ đấy, hắn bao giờ cũng say. Những cơn say của hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong lúc say, thức dậy hãy còn say… Chưa bao giờ hắn tỉnh, và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ có hắn ở đời.
– Đối với đồng loại, Chí Phèo đã là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, tác quái cho bao nhiêu dân làng: Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chay máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện. Vì thế, tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua.
Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở:
– Lúc đầu: Trước khi gặp Thị Nở, tối ấy Chí Phèo đã uống rượu ở nhà Tự Lãng, một lão vừa làm nghề thầy cúng, vừa làm nghề hoạn lợn. Ở đó, chưa bao giờ Chí Phèo được uống thoả thê đến thế… Người ta cư tưởng như cả làng Vũ Đại phải nhịn uống rượu để cho chúng uống. Khi trở về vườn, Chí đã quá say, không đi vào túp lều mà ra thẳng bờ sông đẻ tắm. Trên đường đi hắn gặp Thị Nở đang ngủ hớ hênh dưới trăng. Sự chung đụng ấy hoàn toàn ngẫu nhiên, mang tính bản năng của người đàn ông trong cơn say.
– Sự thức tỉnh: Sáng hôm sau, khi đã trải qua 2 biến cố: gặp Thị Nở rồi bị trúng gió được Thị Nở đưa vào lều.
+ Đầu tiên, Chí Phèo tỉnh rượu: Đây có lẽ là lần đầu tiên anh ta tỉnh rượu kể từ lúc ra tù về. Những lần trước, mỗi khi tỉnh rượu, anh lại uống, vì thế say kế tiếp say. Còn lần này, Chí Phèo tỉnh rượu với trạng thái khác hẳn: ” Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc; hay là đói rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu như những người ốm sợ cơm”. Đó là điều rất lạ ở Chí.
+ Từ tỉnh rượu, Chí Phèo dần thức dậy ý thức vốn có ở một người bình thường. Lần đầu tiên, anh ta nghe tiếng ríu rít bên ngoài, tiếng cười nói của người đi chợ, tiếng gõ mái đuổi cá của anh thuyền chài. Tất cả những âm thanh ấy là những tiếng quen thuộc hôm nào chả có, nhưng hôm nay Chí Phèo mới nghe thấy, bởi xưa nay anh chưa bao giờ hết say.
+ Không những thế, Chí còn biết ngoài cái lều ẩm thấp chỉ có hơi lờ mờ của mình, mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cũng như những người say tỉnh dậy, Chí Phèo thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Nhưng với anh, đây là cảm giác, cảm xúc vừa được đánh thức. Khi Chí Phèo nghe những âm thanh của cuộc sống và biết được trời sớm hay muộn cũng chính là anh đã dần ý thức về cuộc sống. Rồi anh lại nhớ về quá khứ, rằng có một thời, đã ước mơ có một cuộc sống gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. Thông thường, người ta nhớ lại thời gian quá vãng để hiểu hiện tại.Chí cũng vậy: Hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Hắn đã tới cái dốc kia của đời.
+ Rồi Chí Phèo đã hình dung được tương lai đầy bất trắc: Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao là chất độc, đày đoạ cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa cuối mùa thu cho biết trời gió rét, này mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc… Càng nghĩ, Chí càng lo, vì cô độc đáng sợ hơn là đói rét và ốm đau. Nếu không có Thị Nở vào, cứ để hắn vẩn vơ, thì đến khóc được mất. Đến đay, không ai nghĩ Chí Phèo là con quỷ dữ của làng Vũ Đại nữa. Một người không những giàu cảm giác, cảm xúc, mà còn ý thức có phần sâu sắc về cuộc đời, về bản thân phải là con người bình thường chứ! Với bản thân Chí Phèo, anh đã trở lại hoàn toàn con đường tự ý thức.
– Khi được thị Nở chăm sóc: Những ngày kế tiếp, Thị Nở sống chung với Chí Phèo. Anh ta ốm và Thị Nở trở thành người duy nhất chăm sóc. Nhà văn không kể lể nhiều về sự chăm sóc đó mà dừng lại miêu tả thật chi tiết bát cháo hành Thị Nở đã bón cho Chí.
+ Với Thị Nở, việc ấy xuất phát từ sự đáng thương đối với một người đau ốm mà nằm chòng queo một mình, lòng yêu của một người làm ơn và có cả lòng yêu của người chịu ơn.
+ Còn Chí Phèo, anh ta cảm nhận được rất nhiều: Lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì… Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà” …Hắn chưa được người đàn bà nào yêu cả. Còn lần này, bát cháo hành của Thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được… Như vậy, qua bát cháo hành, Chí Phèo cảm nhận được sự chăm sóc yêu thương của người khác dành cho mình và chính anh ta cũng mong ước có niềm yêu thương ấy.
+ Từ cảm nhận về tình yêu của Thị Nở, cảm xúc, cảm giác càng được đánh thức sâu sắc hơn ở Chí Phèo: Hắn thấy mắt hình như ướt ướt…Hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khuâng… Hắn thấy vừa vui vừa buồn… Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng Thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền… Không những thế, ở Chí còn giống một cái gì nữa như ăn năn… hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Anh ta băn khoăn tự hỏi rồi tự trả lời, ngẫm nghĩ mà sợ hãi: Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bầy giờ mới nguy!
+ Bùng nổ trong tâm trạng của Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở là khát vọng lương thiện. Đấy cũng là đỉnh điểm của sự tỉnh thức của Chí Phèo: Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với, vọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lạo không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện… Chí đã đem cái khát vọng ấy ta thăm dò đặng tìm sự chia sẻ ở Thị Nở. Khi thị cười tin cẩn, Chí Phèo thấy tự nhiên nhẹ cả người và lòng thấy rất vui chứng tỏ anh ta đang tràn đầy hy vọng trở lại thế giới con người. Những ngày sau đó, Chí không còn kinh rượu nhưng cố uống thật ít. Để cho khổ tốn tiền, nhưng nhất là để tỉnh táo mà yêu nhau. Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn say Thị Lắm. Cả người kể chuyện ẩn hình, vốn rất lạnh lùng, cũng không giấu nổi cảm xúc cảm hình khi hình dung về tương lai của họ: Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi.
– Bị từ chối quyền làm người lương thiện: Những ngày vui của Chí Phèo không kéo dài được bao lâu. Đến hôm thư sáu, thì Thị bỗng nhớ rằng có một người cô ở đời… Thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô Thị đã.
+ Bà cô Thị Nở quyết liệt phản đối cháu gái lấy thằng Chí Phèo vì ai lại đi lấy thằng Chí Phèo, một thằng không cha, chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ. Đau đớn cho Chí Phèo, khi anh ta hiền và muốn làm hoà với mọi người thì chính họ vẫn sợ và vẫn nghĩ Chí Phèo là con quỷ dữ ở làng Vũ Đại! Đến bà cô của Thị Nở, một người năm mươi tuổi vẫn chưa lấy chồng, sống cái đời dằng dặc, uất ức, còn nghĩ về Chí như vậy huống chi người khác. Sự phản đối của bà cô Thị Nở đồng nghĩa với việc đóng chặt con đường trở về với thế giới lương thiện của Chí Phèo. Vì thế, ban đầu còn ngơ ngác, hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người. Chí thấy cần thiết phải trả thù: Hắn phải đến nhà con đĩ Nở kia. Đến để đâm chết cả nhà nó. Nếu không đâm được, đến lúc ấy hãy đập đầu ra kêu làng.
+ Với Chí, đập đầu hay kêu làng cũng là cách tỏ rõ sức mạnh của mình, một cách trả thù. Nhưng muốn đập đầu phải uống thật say. Không có rượu lấy gì làm cho máu nó chảy! Thế là Chí uống, song lần này càng uống lại càng tỉnh ra và đặc biệt hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Như vậy, đây cũng là lần đầu tiên trong đời, Chí Phèo uống rượu mà người lại tỉnh, khác với những cơn say dài mênh mông trước đó. Khi trong đầu anh cứ thoang thoảng mùi cháo hành chứng tỏ Chí không sao quên được những ngày ngắn ngủi từng được chăm sóc, vui sống. Bây giờ, tất cả những cái đó đã bị tước đoạt, vì thế Chí quyết phải đi trả thù, đi đòi lại lương thiện.
+ Khi nghe Thị Nở kể chuyện, Chí nghĩ ngay đến việc giết bà cô của thị để trả thù. Nhưng sau khi uống rất nhiều rượu, với một con dao ở thắt lưng, miệng lảm nhảm : “Tao phải đâm chết nó!”, Chí Phèo cứ thẳng đường mà đi đế nhà Bá Kiến. Anh không hề quên đường, bời bà cô Thị Nở không phải là người cướp đi những gì mà anh vốn có, càng không thể cho anh những gì đã mất. Đây có thể coi là giây phút tỉnh táo nhất khi Chí đi tù về. Tỉnh táo xác định kẻ thù : Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất được những vết mảnh trai trên mặt này? Tỉnh táo trong hành động tự sát vì không được sống lương thiện và không muốn trở lại kiếp sống thú vật như trước : Tao không thể làm người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ có một cách…biết không?… Chỉ có một cách là …cái này ! Biết không !…
+ Những câu nói đứt quãng vừa thể hiện quyết tâm trả thù, vừa bộc lộ niềm phẫn uất, nỗi bế tắc của Chí Phèo. Cái chét là cách chọn lựa duy nhất để Chí giải quyết bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện. Vì thế, chết mà uất ức, vẫn còn muốn nói to với mọi người khát vọng của mình : …khi người ta đến thì hắn cũng đã giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược, mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra.
– Chí Phèo nhờ có tình thương của Thị Nở đã đánh thức tính người ở Chí Phèo. Hắn đã tỉnh dậy sau những cơn say triền đắm. Chí đã trở lại với cuộc sống tự nhiên, đem lòng yêu Thị Nở. Bát cháo hành Thị nấu cho Chí đã làm anh thấy cô là người tốt bụng, đầy trách nhiệm. Hai người đem lòng yêu nhau. Chí đã sống với bản chất đẹp của một con người kể từ đó. Sau đó, vì bị cự tuyệt quyền làm người và nhận ra kẻ thù chính của cuộc đời mình là Bá Kiến, Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình. Cái chết của Chí Phèo rất quan trọng, vì nó đã nói lên sự bế tắc của người nông dân bị tha hóa trong xã hội u ám, khiến Chí Phèo rơi vào bước đường cùng.
- Kết bài:
Bi kịch của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở là bi kịch bị cự tước đoạt quyền làm người. Miêu tả diễn biến và tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở cho đến khi kết thúc cuộc đời, Nam Cao đã thể hiện cái nhìn hiện thực sắc sảo và sự cảm thông sâu sắc với khát vọng lương thiện của con người trong xã hội cũ.