Phân tích nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Thạch Lam qua đoạn mở đầu truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
- Mở bài:
Khác với những nhà văn khác trong nhóm tự lực văn đoàn, Thạch Lam tìm về những mảng để tài nhỏ bé, nhạy nhòa nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc của cuộc đời. Những cảnh vật đìu hiu, những mảnh đời nhỏ bé, tàn lụi, hát hiu luôn gây cho ông một cảm xúc ãnh liệt. Đoạn đầu truyện “Hai đứa trẻ” thể hiện bút pháp sâu sắc bút pháp miêu tả độc đáo của Thạch Lam.
- Thân bài:
1. Thạch Lam vận dụng kiến thức của nhiều loại hình nghệ thuật khi miêu tả cảnh chiều tàn.
a. Vận dụng kiến thức âm nhạc:
– Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không gọi chiều về.
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng.
+ Tiếng muỗi vo ve.
→ Âm thanh của “tiếng trống thu không”, “từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, tiếng muỗi vo ve, kéo theo một loạt các âm thanh như tiếng chó sủa, tiếng ếch nhái, tiếng đàn bầu, tiếng trống cầm canh là mọt chuỗi dài âm thanh của đồng quê bình dị. Cách miêu tả chậm rãi tạo cảm giác chậm rãi, yên ắng, mang đến cảm giác buồn man mác.
b. Vận dụng kiến thức hội hoạ:
– Hình ảnh, màu sắc: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy ”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn ”,… Màu đỏ trong “phương tây đỏ rực như lửa cháy” khi ánh hoàng hôn buông xuống rồi dần dịu lại bằng một màu hồng phơn phớt của “những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” kết hợp với hình ảnh lũy tre làng “đen lại và cắt hình rõ rệt trên bầu trời” làm hiện rõ sự thay đổi của thời gian và cảnh sắc làng quê Việt Nam trong khoảnh khắc chuyển giao giữa ngày và đêm một cách tinh tế và nhẹ nhàng.
– Cách miêu tả màu sắc và hình ảnh ở trạng thái đối lập gay gắt của Thạch Lam tạo nên một bức tranh thiên nhiên phố huyện đầy lãng mạn mà không làm mất đi cái hiện thực về một làng quê nghèo khó, tối tăm, tàn tạ.
c. Vận dụng kiến thức Tiếng Việt:
– Sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá (qua từ gọi); so sánh (như lửa cháy…như hòn than)
– Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó:
+ Nhân hoá: Dưới ngòi bút nhà văn, tiếng trống không còn là một âm thanh bình thường mà nó còn vang lên tha thiết, tiếng gọi con người trở về mái ấm gia đình, gọi chiều buông vội, thức dậy trong vạn vật những nỗi niềm riêng.
+ So sánh: gợi những màu sắc vụt sáng lên trước khi sắp tắt. Sự vật đang chuyển dần trạng thái, đang tự nó mất dần đi ánh sáng, sức sống, đang tàn tạ dần trong chiều muộn. Nhà văn đã vẽ nên những hình ảnh vừa tinh tế vừa thân thuộc, gần gũi với những tâm hồn quê.
– Ý nghĩa nghệ thuật việc tạo nhịp điệu trong các câu văn: Nhịp điệu câu văn nhẹ nhàng, êm ái nhờ sự phối hợp câu ngắn với câu dài hợp lí. Hai câu văn có nhiều thanh bằng. Thanh bằng được đặt ở cuối nhịp câu văn ( chiều…rồi…ru…vào).
– Hiệu quả: tạo chất thơ trong văn Thạch Lam, gợi bước chân nhẹ nhàng của thời gian buổi chiều buồn đang dần chuyển về đêm ở phố huyện nghèo. Qua đó, nhà văn thể hiện sự cảm nhận tinh tế và sự gắn bó sâu nặng với quê hương, với ruộng đồng.
2. Đánh giá.
– Ông đã viết lên bài hai đứa trẻ với những hình ảnh nội tâm sâu sắc, ở đây bài đã thể hiện những hình ảnh đẹp về một đoàn tàu và những tâm trạng thổn thức của hai chị em, tạo một không gian tươi sáng.
– Giọng văn cảm xúc và nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan đã thu hút sự chú ý của người đọc.Lời văn bình bị nhưng luôn ẩn hiện một tình cảm xót thương đối với những con người nghèo khổ, phải sống quanh quẩn, lam lũ, tối tăm.
– Nghệ thuật miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật (nhất là nhân vật Liên). Cách miêu tả này góp phần quan trọng vào việc tạo nên không khí cho tác phẩm.
- Kết bài:
Biệt tài của Thạch Lam là đi sâu vào những mảng chìm khuất của cuộc sống, phát hiện ra những ý nghĩa lớn lao trong sự vật, con người nhỏ bé, vốn không có gì nổi bậc. Cảnh vật không có gì nhưn dưới gốc nhìn của Thạch Lam lại là cuộc đời gần gũi và chân thật nhất.
Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.