Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

hinh-anh-chuyen-tau-dem-trong-truyen-ngan-hai-dua-tre-cua-thach-lam

Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

  • Mở bài:

Những hình ảnh trong “Hai đứa trẻ” tuy bình dị, gần gũi mà ẩn chứa những tầng ý nghĩa lớn lao sâu sắc. Đặc biệt, hình ảnh chuyến tàu đêm là gây ấn tượng khó phai khiến người đọc phải trăn trở, nghĩ suy.

  • Thân bài:

1. Chuyến tàu đêm được miêu tả theo trình tự thời gian:

– Trước khi tàu đến:

+ Nơi phố huyện ấy chỉ là một không gian đầy rẫy những bóng tối bủa vây. Dường như trở nên rộn ràng hơn bởi bóng dáng của vài ba người đi đón bà chủ ở tỉnh về trên tay mang những chiếc đèn lồng sáng hoắc.

+ Tiếng bác Siêu vọng ra đầy hứng khởi.

+ Hai chị em Liên ngóng đợi tàu.

– Khi tàu đến:

+ Liên đánh thức em dậy.

+ Hai chị em cùng ngồi ngắm nhìn những toa tàu sáng loáng đèn.

+ Tiếng những hành khách bắt đầu ồn ào, vồn vã.

+ Đoàn tàu vụt qua mang theo những ánh sáng chiếu xuống một vùng xua đi vẻ tăm tối vốn có

– Khi tàu đi:

+ Để lại niềm tiếc nuối và hụt hẫng.

+ Khuất mình sau rặng tre già.

+ Bóng tối lại bao trùm phó huyện nghèo.

2. Ý nghĩa:

– Phản ánh thực tại tăm tối nơi phố huyện.

– Thắp sáng những mơ ước, hy vọng nhỏ nhoi của người lao động nghèo nơi phố huyện.

– Thể hiện được tấm lòng thương cảm của nhà văn tới những kiếp người nghèo khổ.

  • Kết bài:

Với Thạch Lam, ông đã giành tấm lòng giàu yêu thương, sự trân trọng đối với những người lao động khốn khó, nghèo nàn về vật chất nhưng tình thân lớn lao, vẫn chăm chỉ, cần mẫn với lao động, giàu lòng yêu thương, gắn bó.


Dàn bài 2:

  • Mở bài:

– Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu của dòng văn học lãng mạn đầu thế kỷ XX.

“Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam.

– Để lại ấn tượng sâu sắc trong tác phẩm là hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

  • Thân bài

1. Khái quát chung:

– Tóm tắt: Truyện kể về hai chị em Liên và An thay mẹ trông nom một gian hàng tạp hóa ở một phố huyện gần ga xép. Chiều chiều, chúng ngồi trước cửa hàng nhìn ra phố huyện. Những bóng người lù mù đi qua. Đêm, hai chị em đợi xem chuyến tàu Hà Nội đi qua mới đóng cửa hàng đi ngủ.

– Cốt truyện không có gì, không có những biến cố những xung đột lớn, chỉ là khung cảnh phố huyện diễn ra từ chiều đến tối vào đêm trước con mắt của hai đứa trẻ và tâm trạng của chúng.

– Qua bức tranh phố huyện và tâm trạng của hai chị em Liên, nhà văn thể hiện niềm thương xót đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội cũ và niềm trân trọng khát khao đổi đời của họ.

2. Hình ảnh đoàn tàu:

– Hiện tại tăm tối, tương lai mù mịt, những người dân phố huyện chỉ còn biết chờ đợi mơ hồ, vu vơ. Còn gì đáng thương hơn khi người ta ngồi trong bóng tối và mơ về hạnh phúc. Hạnh phúc với hai đứa trẻ, với người dân phố huyện là gì? Chẳng có gì to tát, chỉ là mong một chuyến tàu Hà Nội đi qua. Nên Liên và An tuy đã “buồn ngủ ríu cả mắt vẫn gượng để thức khuya chút nữa”, không phải để bán thêm hàng như lời mẹ dặn mà vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu.

– Tín hiệu đầu tiên để hai đứa trẻ nhận ra đoàn tàu là ánh sáng đèn ghi. Cả hai tập trung thị giác để quan sát thật kĩ và cảm nhận thế giới của ánh sáng và âm thanh vang động.

– Ánh sáng từ xa: ngọn lửa xanh biếc như ma trơi đến gần một làn khói bừng sáng trắng, khi tàu đi tới các toa đèn sáng trưng ánh cả xuống đường, đồng và kền lấp lánh, khi tàu đi qua nhìn theo mãi những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt và cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng. Đó là những nguồn sáng được nắm bắt kĩ lưỡng khác hẳn với bao nguồn sáng nơi phố huyện. Nó rực rỡ, sáng lòa, sang trọng chứ không tù mù, lay lắt, buồn tẻ như ánh sáng chả các ngọn đèn nơi phố huyện.

– Âm thanh cũng khác biệt hoàn toàn so với thứ âm thanh cố hữu nơi phố huyện tĩnh lặng. Tiếng còi xe lửa kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi, tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào, tiếng còi tàu rít lên. Đây không phải thứ âm thanh heo hút, chậm buồn gợi cuộc sống tăm tối, tù đọng, tàn tạ. Âm thanh đoàn tàu vang động, mạnh mẽ, ồn ào và náo nhiệt. Một bữa tiệc âm thanh chóng vánh đã được dọn chớp nhoáng nơi phố huyện làm thỏa mãn niềm mong mỏi, đợi chờ của những con người nơi đây.

– Đoàn tàu đã mang đến một thời gian hoàn toàn khác hẳn với thời gian tĩnh lặng, tịch mịch và đầy bóng tối nơi phố huyện nghèo. Phép tương phản đã nhấn mạnh vào sự đối lập giữa hai thời gian đó: sang trọng và nghèo nàn, rực rỡ ánh sáng và tối tăm tù đọng, huyên náo vui vẻ và tịch mịch quẩn quanh. Một thời gian vội vã lướt qua như một giấc mơ.

– Tàu không đông, thưa vắng người và kém sáng hơn mọi khi chứng tỏ hai đứa trẻ quan sát rất kĩ và nhạy cảm với những thay đổi, dù là nhỏ nhất. Đoàn tàu vụt qua phố huyện rất nhanh, chỉ chớp nhoáng nhưng Liên và An vẫn cảm nhận được sự thiếu hụt ánh sáng và âm thanh so với mọi ngày. Chắc rằng phải gắn bó, phải thực sự ghi nhớ rất sâu mọi hình ảnh chi tiết thì hai đứa trẻ mới có thể nhận ra.

– Đoàn tàu chạy về từ Hà Nội, từ một tuổi thơ đã mất. Con tàu là tia hồi quang của những tháng ngày sung sướng đủ đầy hạnh phúc. Đó là chuyến tàu khát vọng, chuyến tàu mơ ước về một thế giới thật đáng sống: sức sống mạnh mẽ, sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng, nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, tù đọng nơi đây. Khát vọng ấy chúng gửi vào đoàn tàu từ Hà Nội chạy về. Khát vọng ấy khôn nguôi, luôn được thắp lên như minh chứng về những khát vọng sống không bao giờ bị dập tắt. Đó thể hiện cái nhìn đậm chất nhân văn của Thạch Lam. Khi tàu đi rồi, phố huyện chỉ còn bóng tối.

  • Kết bài:

– Hình ảnh đoàn tàu không chỉ phản ánh hiện thực tăm tối, tù đọng mà còn thể hiện khát vọng đổi đời, khát vọng sống của những con người luôn cố vươn tới ánh sáng.

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghệ thuật miêu tả đối lập, tương phản trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.