Phép liên tưởng (Liên kết câu và liên kết đoạn văn) – SGK Ngữ văn 7

phep-lien-tuong-phep-lien-ket-cau-lien-ket-doan-van

Phép liên tưởng

I. Khái niệm.

– Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản. Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên tưởng).

– Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự vật khác chất.

II. Chức năng.

– Phép liên kết câu này mang ý nghĩa nghệ thuật lớn nhất so với các phép liên kết khác và cách sử dụng cũng đa dạng về từ ngữ hơn.

– Thường được sử dụng trong các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn, ký.

– Là hình thức liên kết thích hợp nhất cho việc phát triển chủ đề, nội dung cho tác phẩm.

– Là phương tiện chính được sử dụng trong câu đố, chơi chữ.

III. Phân loại.

Phép liên tưởng được chia thành 2 loại chính gồm phép liên tưởng đồng chất và liên tưởng khác chất.

1. Liên tưởng đồng chất .

* Chất liệu dùng để liên tưởng là 2 yếu tố cùng một loại với nhau có thể là con người, động vật, sự vật, sự việc nào đó. Và nó cùng thuộc một loại từ như danh từ, động từ, tính từ…

Được phân chia thành 3 loại khác nhau gồm:

  • Liên tưởng bao hàm: Bao hàm giữa một cái chung, tổng quát, toàn thể với cái riêng, bộ phận.

Ví dụ:

– Tuấn nhìn về phía chân trời, ánh mắt buồn rười rượi. 

→ Cái chung mang nghĩa tổng quát là danh từ Tuấn, cái riêng là ánh mắt, một bộ phận trên cơ thể Tuấn.

  • Liên tưởng đồng loại: Là những đối tượng đồng chất ngang hàng với nhau, không phân biệt được cái nào bao hàm cái nào, giúp tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 2 câu.

Ví dụ:

– Bộ đội xung quanh. Du kích nhào theo. 

→ Chủ tố là bộ đội, vị tố là du kích nhưng ta không thể xác định cái nào bao hàm được cái nào.

  • Liên tưởng định lượng: Là kiểu liên kết mà chất lượng được xem xét, tính đến về mặt số lượng khi chúng thuộc cùng một loại như thức ăn, đồ uống, loài vật…

* Trong phép liên tưởng định lượng này thì số tự đều có danh từ đi kèm. Trước số từ chỉ định lượng chung còn có các phụ từ chỉ toàn bộ như cả, tất cả… đi kèm.

Ví dụ:

Năm đứa chúng tôi như năm con ong thợ. Mỗi người đều tự giác nhận lấy phận sự của mình. 

→ Chủ tố là nó đến số lượng 5 người, vị tố là nói chung mỗi người.

2. Liên tưởng khác chất

Được chia thành 4 loại gồm:

  • Liên tưởng định vị: Sự liên tưởng giữa một động vật, tình vật hay hành động với vị trí tồn tại điển hình của nó trong không gian.

Ví dụ:

Đồng nước tràn ngập tiếng sóng vỗ rì rào xao động. Gió vi vu thổi ngang qua xuồng.

→ Định vị chính ở đây là đồng nước, còn xuồng là thành phần hoạt động trong cánh đồng nước.

  • Liên tưởng công dụng – chức năng sự vật: Là loại liên tưởng giữa một động vật, tĩnh vật hoặc một hành động với chức năng điển hình của nó.

Ví dụ:

– Vì là thầy giáo nên Nam dành nhiều thời gian để đến trường dạy học.

→ Thầy giáo thì công việc chính là dạy học.

  • Liên tưởng nhân quả: Nguyên nhân thường là sự vật, hoạt động hoặc sự việc.

Ví dụ:

– Trận lụt chưa dứt. Nước vẫn mênh mông.

→ Nguyên nhân là do trận lụt nên nước vẫn còn nhiều.

  • Liên tưởng đặc trưng sự vật: Liên tưởng giữa một tĩnh vật hoặc một hoạt động với dấu hiệu điển hình đặc trưng của nó.

Ví dụ:

– Đại hội làng tới hợp lớn lắm. Tiếng chiêng nổi lên từ đêm hôm trước.

→ Chủ tố ở đây là đại hội làng, còn sự vật liên tưởng đến là tiếng chiêng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.