Phép đồng nghĩa, trái nghĩa (Liên kết câu và liên kết đoạn văn) – SGK Ngữ văn 7

Phép đồng nghĩa, trái nghĩa

I. Khái niệm:

– Phép đồng nghĩa, trái nghĩa là cách dừng những từ ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa nối cá câu, các đoạn văn với nhau.

+ Phép đồng nghĩa: bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng (nói khác đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.

+ Phép trái nghĩa: sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau.

Ví dụ 1:

– Tôi thấy cô ấy rất xinh. Còn bạn tôi lại bảo cô ấy đẹp.

Câu trên sử dụng phép đồng nghĩa. Từ “xinh” đồng nghĩa với từ “đẹp” ở câu sau (đồng nghĩa không hoàn toàn).

Ví dụ 2:

– Người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao)

Câu trên sử dụng phép trái nghĩa. Trái nghĩa giữa từ “yếu đuối” với “mạnh” và “hiền lành” với “ác”.

Ví dụ 3: Phép đồng nghĩa.

Nó (ngôn ngữ) là cái “cây vàng” trong câu thơ của Gớt; câu mà Lê-nin rất thích, và tôi cũng rất thích. Nhà thơ lớn của nhân dân Đức đã viết: “Mọi lí thuyết, bạn ơi, là màu xám. Nhưng cây vàng của cuộc sống mãi mãi xanh tươi (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt).

Ví dụ 4: Phép trái nghĩa:

– Con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác người chết đói ngập phố phường. (Nam Cao, Đôi mắt)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang