Phép đối (Liên kết câu và liên kết đoạn văn) – SGK Ngữ văn 7

Phép đối (Liên kết câu và liên kết đoạn văn)

I. Khái niệm.

Phép đối là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…

– Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.

– Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về BẰNG – TRẮC.

– Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ).

– Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..

II. Phân loại.

Có hai loại đối:

+ Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.

Ví dụ:

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa

+ Trường đối ( bình đối ): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau.

Ví dụ:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

“Gươm mài đá, đá núi phải mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn

III. Tác dụng của đối.

– Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).

– Tạo ra sự hài hoà về thanh.

– Nhấn mạnh ý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang