Qua bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính làm sáng tỏ nhận định: Phát triển trong sự kế thừa và cách tân là một trong những quy luật tất yếu của văn học.

qua-bai-tho-tuong-tu-cua-nguyen-binh-lam-sang-to-nhan-dinh-phat-trien-trong-su-ke-thua-va-cach-tan-la-mot-trong-nhung-quy-luat-tat-yeu-cua-van-hoc

Qua bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính làm sáng tỏ nhận định: Phát triển trong sự kế thừa và cách tân là một trong những quy luật tất yếu của văn học.

* Hướng dẫn làm bài:

1. Giải thích nhận định.

Tính kế thừa: Lich sử văn học phát triển trong sự tiếp nối của nhiều thời kì, giai đoạn, nhiều bộ phận văn học. Nền văn học ra đời sau tất yếu phải tiếp thu những tinh hoa của nền văn học trước. Các tác giả văn học viết  chịu ảnh hưởng, kế thừa những đặc sắc của văn học dân gian, Thơ mới học tập những tinh hoa của thơ ca cổ điển, thơ ca dân gian…. Sự kế thừa tiếp thu được biểu hiện trên nhiều phương diện: quan điểm sáng tác, các phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm văn học: ở đề tài, cảm hứng…., ở thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh, kết cấu…, cơ sở của sự tiếp thu: tác phẩm văn học của mỗi thời đại luôn mang những giá trị đặc sắc tất yếu mà tác phẩm của văn học giai đoạn sau có thể vượt qua nó.

Quy luật cách tân: do yếu tố thời đại, do như cầu của người đọc, mỗi cây bút, mỗi giai đoạn cần phải mang đến cái mới cho lịch sử văn học. Cái mới có giá trị đích thực sẽ được thời gian công nhận.

2. Phân tích, chứng minh.

a. Sự tiếp thu văn học dân gian trong bài thơ Tương tư.

– Đề tài: tương tư (nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa, hoặc nỗi nhớ đơn phương) là đề tài quen thuộc của ca dao

– Viết theo thể thơ lục bát quen thuộc của thơ ca dân gian

– Mạch cảm xúc: có những cung bậc cảm xúc quen thuộc, điển hình trong thơ dân gian: nhớ nhung, tương tư gắn với khát khao chung tình, hướng đến hôn nhân.

– Cách thể hiện cảm xúc: để diễn tả cảm xúc và tâm trạng trữ tình dùng lối phú, tỉ, hứng quen thuộc. Con người gắn với môi trường, các sự  vật hiên nhiên đóng vai trò khơi gợi hoặc sẻ chia cảm xúc với nhân vật trữ tình.

– Hình ảnh, ngôn ngữ:

+ Dùng nhiều hình ảnh cặp đôi diễn tả ý niệm lứa đôi. Điều có thể gặp trong ca dao, dân ca (dòng sông – cành hồng, cơi – trầu, cây đa – con đò; mận – đào, loan – phượng…)

+ Ngôn ngữ: dùng biều chất liệu ngôn từ dân gian: địa danh thôn Đoài-thôn Đông, thành ngữ chín nhớ mười mong, dùng các số từ chín, mười, một….

b. Nét mới trong bài thơ Tương tư.

– Thể thơ : nhìn chung ca dao thường ngắn. Đây là bài thơ lục bát trường thiên hiện đại.

– Mạch cảm xúc: thể hiện mạch tâm trạng phong phú và trọn vẹn với những cung bậc cảm xúc điển hình nhất của mối tương tư (khác ca dao thường là những mảnh tâm trạng).

– Cách thể hiện cảm xúc: có nét mới so với ca dao khi nói về thiên nhiên phong phú, hệ thống. Từ đó hiện lên bức tranh làng quê  hoàn chỉnh: hình ảnh chốn quê vừa là không gian vừa là phương tiện, ngôn ngữ để nhân vật trữ tình diễn tả nỗi tương tư một cách tự nhiên, kín đáo và tế nhị.

– Hình ảnh: dùng hình ảnh cặp đôi một cách phong phú và sắp xếp theo trình tự  để thể hiện khát vọng lứa đôi nhuần nhuyễn và tế  nhị: từ nhớ nhung, khát vọng nhân duyên (từ thôn Đoài – thôn Đông, bến-đò… cau – giầu)

Đặt vào hoàn cảnh ra đời  việc vận dụng yếu tố dân gian trong bài thơ còn là cách bày tỏ ý thức cội nguồn dân tộc, thể hiện niềm thiết tha với giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Đánh giá.

– Sự kế thừa và cách tân làm nên giá trị, sức sống cho tác phẩm văn học, làm nên phong cách tác giả, mang đến một diện mạo mới cho một giai đoạn, thời kì văn học và cả một nền văn học.

– Bài học cho người sáng tác và độc giả.

+ Tác giả cần biết tiếp thu kế thừa những thành tựu văn học trước đó đồng thời biết tìm tòi, sáng tạo để làm nên diện mạo cho văn học thời đại.

+ Độc giả: cần có nền tảng tri thức văn học để đánh giá đúng giá trị của tác phẩm văn học, biết được đâu là đóng góp sáng tạo, đâu là sự kế thừa tinh hoa văn học trước đó của nhà văn.

Chứng minh: Tràng giang đã tiếp nối mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Qua bài thơ "Tương tư" (Nguyễn Bính), hãy làm sáng tỏ ý kiến: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.