Qua Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Vội vàng (Xuân Diệu) hãy làm sáng tỏ nhận định: Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải tồn tại (W.Gớt).

qua-hai-dua-tre-thach-lam-va-voi-vangxuan-dieu-hay-lam-sang-to-nhan-dinh-su-menh-cua-con-nguoi-la-song-chu-khong-phai-ton-tai-w-got

Qua Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Vội vàng (Xuân Diệu) hãy làm sáng tỏ nhận định: Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải tồn tại (W.Gớt).

* Hướng dẫn làm bài:

1. Giải thích câu nói.

Tồn tại: có mặt như bản năng sinh tồn và sẵn có trong mỗi sự vật tự nhiên. Giống như thực vật muốn tồn tại thì phải hút nước, hấp thụ ánh nắng mặt trời. Động vật muốn sống thì phải kiếm ăn, săn mồi…

Sống: không chỉ có mặt trên c/đ. Sống là phải được đáp ứng đầy đủ vật chất, tinh thần ở mức độ nào đó. Sống là phải biết ước mơ, biêt hi vọng, biết phấn đấu, biết tận hưởng và tận hiến cho cuộc đời để cuộc sống của mình không chỉ có ý nghĩa mà còn có ích cho người khác và cho xã hội.

Sứ mệnh của con người là sống chứ không phải tồn tại: Con người được trao cho cái quyền được sống đích thực, sống đúng nghĩa và phải có nghĩa vụ sống có ích hơn với cuộc đời.

→  Nhận định của Gớt mang thông điệp của tinh thần nhân văn để con người sống là người nhất. Quan niệm ấy được thể hiện một cách rõ nét qua truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

2. Làm sáng tỏ nhận định.

a. Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

– Thạch Lam là nhà văn xuất sắc của nền văn học việt Nam thế kỷ XX. Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng… ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu nhất của nhà văn Thạch Lam. Tác phẩm hấp dẫn người đọc bằng chính vẻ đẹp của cuộc sống bình thường nơi phố huyện nghèo, được khám phá ra bằng chính ngòi bút và giọng văn nhỏ nhẹ của tác giả.

– Thông điệp sống thể hiên qua cuộc sống nơi phố huyện nghèo nàn, tù túng và buồn tẻ:

+ Cảnh ngày tàn, phiên chợ tàn và những kiếp người tàn

+ Nhịp sống đơn điệu, tẻ nhạt: Ánh sáng leo ét, yêu ớt, âm thanh nhàm chán

Giữa một cảnh sống tù đọng, bí bách cả về vật chất lẫn tinh thần, con người hiện lên với niềm trăn trở: Họ đang sống hay tồn tai?

– Nhân vật Liên:

+ Cách sống vừa hồn nhiên, ngây thơ, vừa chín chắn, điềm đạm

+ Tâm hồn phong phú, trong sáng

+ Tấm lòng nhân hậu

+ Luôn khát khao ánh sáng, nghĩ về quá khứ để hướng tới tương lai

– Những kiếp người trong phố huyện: Luôn quan tâm đến nhau, hỏi han, trò chuyện, giữ cho mình ước mơ về tương lai: “chừng ấy con người……”

– Chi tiết đợi tàu: Chờ đợi niềm vui duy nhất của một ngày – khi tàu đi qua mang theo âm thanh, a/s “đem một chút thế giới khác đi qua” – nó giúp những con người “mờ mờ nhân ảnh” kia có thêm hi vọng, niềm tin, như ánh lửa loé lên nối tiếp sự sống đơn điệu hàng ngày của họ, và họ vượt lên trên cõi “tồn tại” để tiếp tục sống.

* Đánh giá: Nhà văn Thạch Lam đã miêu tả chân thực, sinh động mảng đời sống của những kiếp người nghèo: Đơn điệu, buồn tẻ, nhàm chán. Nhưng thành công của Thạch Lam không phải ở sự phản ánh và lí giải hiện thực mà là khám phá thế giới bên trong người: trong sạch, nhận hậu, có ước mơ, có hi vọng -> luôn ý thức được “sứ mệnh sống” của mình

b. Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

– Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Thơ ông là “nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.

Vội vàng là bài thơ thể hiện rõ nhất tiếng thơ dào dạt của một tâm hồn trẻ lúc nào cũng thèm yêu, khát sống, say đắm c/đ, quyến luyến trần gian, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, tích cực

+ Khát vọng sống tận hưởng những gì tươi đẹp, trần thế nhất (ước muốn đoạt quyền tạo hoá, phát hiện thiên đường ngay trên mặt đất, tận hưởng những thanh sắc tươi ngon của bữa tiệc trần gian…)

+ Cuộc sống rạo rực, đắm say. Xuân Diệu say và tình tự cùng thiên nhiên.

+ Thái độ sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn.bằng tất cả thức nhọn giác quan.

+ Lo lắng khi thời gian trôi đi (Biểu hiện của lòng ham sống, yêu đời, yêu c/s đến thiết tha).

+ Khao khát vô biên, giao cảm với đời, mạch cảm xúc ngày càng mãnh liệt, trái tim như muốn căng ra, muốn choán hết vũ trụ, đón lấy cuộc đời căng mọng sắc xuân.

* Đánh giá: Vội vàng gửi gắm một quan niệm sống tích cực. Sống phải tận hưởng, tận hiến, sống có khát khao, sống hết mình, làm sao cho sự tồn tại của mình trên cõi đời thật có ý nghĩa. Không chấp nhận cuộc sống thờ ơ, nguội lạnh, nhạt nhẽo. Sống cho ra sống:

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối.
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

3. Đánh giá chung.

– Đánh giá lại vấn đề:

+ Cả Thạch Lam và Xuân Diệu cùng gửi gắm đến người đọc những quan niệm sống tích cực, nhân văn, cùng minh chứng cho nhận định đúng đắn của Gớt.

+ Thạch Lam bộc lộ niềm thương cảm chân thành đối với những kiếp người sống quẩn quanh, lay lắt, mờ xám, không tương lai trong ao tù nước đọng của xã hội cũ. Nhà văn đã thấu hiểu và nâng đỡ những khát vọng tinh thần, những ước mơ của những con người nhỏ bé ấy. Tác phẩm như một tiếng kêu: Hãy cứu lấy những đứa trẻ, hãy thay đổi thế giới tăm tối này đi, sống cho ra sống, sống xứng đáng hơn với “sứ mệnh của con người”.

+  Xuân Diệu lại bộc lộ quan niệm sống tích cực. Đó là quan  niệm sống tận hiến, tận hưởng, sống hết mình, sống mãnh liệt, nồng nàn, sống cho hiện tại, sống cho ra sống, sống xứng đáng hơn với “sứ mệnh của con người”.

– Mở rộng liên hệ:

+ Sống nhiệt thành, sống tận hưởng, tận hiến. Sống làm sao cho sự tồn tại của mình trên đời thật có ý nghĩa, phải đóng góp cho đời bằng một hoạt động nào đó có ích, để không phải thương mình sống mà như không.

+ Sống phải biết hạnh phúc, biết ước mơ, phấn đấu, cống hiến.

+ Sống đúng sứ mệnh: Sống không phải tồn tại

+ Tuy nhiên không phải sống gấp, sống cuồng, sống vội để hưởng lạc. Cần xác định thái độ sống đúng đắn

– Liên hệ:

+ “Nếu là con chim chiếc lá/ Thì con chim phải biết hót, chiếc lá phải biết xanh…sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu)

+ “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ có một lần. Hãy sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những tháng ngày đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay, có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người” (Paven Corsaghin)

+ Bản thân: Thái độ sống, lí tưởng sống…

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.