Rút gọn câu – SGK Ngữ văn 7

rut-gon-cau

RÚT GỌN CÂU

I. Bài học:

1. Thế nào là rút gọn câu?

* Tìm hiểu ví dụ.

Đọc mục I Sgk và trả lời câu hỏi.

Tìm xem trong hai câu đã cho có sự khác nhau như thế nào về từ ngữ?

– Câu b có từ chúng ta, câu a không có.

Từ “chúng ta” đóng vai trò gì trong câu?

– Làm chủ ngữ trong câu.

Vậy sự khác nhau của hai câu trên là gì?

– Câu a vắng chủ ngữ, câu b có chủ ngữ.

Hãy tìm những từ có thể làm chủ ngữ của câu a?

– Chúng ta, chúng em, em, …

Vì sao chủ ngữ trong câu a bị lược bỏ và ta có thể có rất nhiều từ làm chủ ngữ?

– Vì câu tục ngữ là lời khuyên chung cho tất cả mọi người V/Nam. hoặc nêu một nhận xét chung về đặc điểm của người Việt Nam ta.

Đọc câu 4 Sgk/15 và trả lời câu hỏi..

– Câu a: Lược bỏ vị ngữ.

– Câu b: Lược bỏ nòng cốt câu (cả chủ ngữ và vị ngữ).

– Vì muốn cho câu gọn hơn nhưng vẫn hiểu được nghĩa.

Qua những ví dụ đã phân tích thì em hiểu như thế nào là rút gọn câu? Rút gọn nhằm mục đích gì? (Hs …)

* Ghi nhớ (1) Sgk/15.

2. Cách dùng câu rút gọn:

* Tìm hiểu ví dụ.

Đọc các ví dụ 1,2,3 Sgk và trả lời câu hỏi.

* Câu 1: Các câu đều thiếu thành phần chủ ngữ. Không nên rút gọn như vậy, vì sẽ làm cho câu khó hiểu. Văn cảnh không cho phép khôi phục chủ ngữ một cách dễ dàng.

* Câu 2: Câu trả lời không được lễ phép. Vì nói chuyện với người lớn là mẹ mình thì phải thưa gởi đàng hoàng.

– Có thể thêm các từ: ạ, mẹ ạ, thưa mẹ … ạ!

Vậy khi rút gọn câu chúng ta cần chú ý những điều gì?

II.  Luyện tập.

* Bài tập 1: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy để làm gì?

– Câu b và c là câu rút gọn chủ ngữ.

– Vì đây là những câu tục ngữ nêu lên quy tắc ứng xử chung cho mọi người và nêu kinh nghiệm …

– Câu d rút gọn CN-VN. (Chúng ta nên nhớ rằng: Tất đất tấc vàng …)

* Bài tập 2: Hs làm việc theo bàn: Tìm câu rút gọn, khôi phục, giải thích vì sao.

* Bài tập 3: Người khách và cậu bé hiểu lầm nhau vì khi trả lời cậu bé đã dùng 3 câu rút gọn làm người khách hiểu sai ý nghĩa:

– Mất rồi!

– Cháy ạ!

– Thưa … tối hôm qua.

=> Bài học: Phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn vì dùng không đúng dễ gây hiểu lầm.

* Bài tập 4: Việc dùng câu rút gọn của chàng phàm ăn đều có tác dụng gây cười và phê phán. Vì rút gọn đến mức không hiểu được và rất thô lỗ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.