Soạn bài: Câu đặc biệt – SGK Ngữ văn 7

cau-dac-biet

CÂU ĐẶC BIỆT

I. BÀI HỌC:

1. Thế nào là câu đặc biệt?

Tìm hiểu ví dụ Sgk/27.

Câu in đậm có cấu tạo như thế nào? Có phải câu rút gọn không?

 – Cấu tạo: Không có chủ ngữ và vị ngữ.

– Không phải là câu rút gọn vì không thể khôi phục lại thành phần bị lược bỏ.

*  Câu in đậm là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ Đó là câu đặc biệt.

Qua ví dụ này, em hiểu thế nào là câu đặc biệt?

– Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ vị (C – V).

Em hãy đặt câu là câu đặc biệt? (- Chuột!; Cấm hút thuốc lá!; …)

Đọc nội dung bảng Sgk/28.

Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu in đậm?

– Không thể xác định được chủ ngữ – vị ngữ.

Vậy đó là những câu gì? à Câu đặc biệt.

2. Tác dụng của câu đặc biệt:

Em hãy chép ra giấy nháp bảng liệt kê tác dụng của câu đặc biệt rồi đánh dấu (x) vào ô thích hợp?

 – Một đêm mùa xuân: Xác định thời gian, nơi chốn.

– Tiếng reo. Tiếng vỗ tay: Liêt kê, thông báo …

– Trời ơi! Bộc lộ cảm xúc.

– Sơn! Em Sơn! …: Gọi – đáp.

Câu đặc biệt có những tác dụng nào?

(Ghi nhớ Sgk/29).

* Bài tập: Em hãy phân biệt hai câu in đậm sau:

a) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.

b) A: Chị gặp anh ấy bao giờ?

B: Một đêm mùa xuân.

à Trường hợp (a) là câu đặc biệt, trường hợp (b) là câu rút gọn (rút gọn chủ ngữ và vị ngữ).

– Vậy em hãy phân biệt hai câu: đặc biệt và câu rút gọn? ENB.

à – Câu rút gọn có thể căn cứ vào tình huống nói hoặc viết để khôi phục lại chủ ngữ – vị ngữ.

– Câu đặc biệt thì không thể có chủ ngữ, vị ngữ.

II.  Luyện tập.

* Bài tập 1/29:

Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các câu trên?

a) – Không có câu đặc biệt.

– Câu rút gọn:

+ Có khi (tinh thần yêu nước) được trưng bày trong … trong hòm.

+ Nghĩa là (chúng ta) phải ra sức tuyên truyền … việc kháng chiến.

b) – Câu đặc biệt: Ba giây … Bốn giây … Năm giây … Lâu quá!

– Không có câu rút gọn.

c) – Câu đặc biệt: Một hồi còi.

– Không có câu rút gọn.

d) – Câu đặc biệt: Lá ơi!

– Câu rút gọn: {…}

+ Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

+ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

* Hs: Trình bày, nhận xét, kết luận, …

* Bài tập 2/29

Xác định tác dụng câu đặc biệt và câu rút gọn ở bài tập 1?

=> Câu đặc biệt ở bài tập (1) có tác dụng:

– Xác định thời gian (3 câu đầu trong câu b);

– Bộc lộ cảm xúc (câu thứ 4 trong câu b);

– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng (câu c);

– Gọi – đáp (câu d).

=> Các câu rút gọn ở bài tập (1) có tác dụng:

– Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh vừa tránh lặp lại những từ đã xuất hiện ở câu đứng trứơc (câu a);

– Làm cho câu gọn hơn – câu mệnh lệnh thường rút gọn chủ ngữ (câu thứ 1 trong câu d);

– Làm cho câu gọn hơn, … (câu thứ 2 trong câu d).

* Hs thực hành, nhận xét, kết luận, …

* Bài tập 3/29:

Viết doạn văn (khoảng 5 -7 câu) tả cảnh đẹp quê hương em có dùng câu đặc biệt?

Vào một buổi sáng, tôi được bà cho ra đồng thăm lúa với dì. Lần đầu tiên tôi đứng trên đê làng. Cả một cánh đồng bát ngát trải dài như những lượn sóng xanh rập rợn tới tận những dãy núi xa vời. Những cánh cò đang là là cánh chấp chới bay về phía mặt trời. Phương Đông sáng hồng lên những đám mây ngũ sắc cho tôi một ấn tượng thần tiên. Ôi, con đê đầu làng! Một buổi bình minh. Vâng, một buổi bình minh làm tôi luôn nhớ mãi!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.