Nội dung:
Soạn bài: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo
Nội dung chính: Bài thơ Mùa xuân chín miêu tả bức tranh mùa xuân đẹp, xanh tươi, đầy sức sống qua tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp giờ chỉ còn trong kí ức.
Chuẩn bị đọc.
Nếu cần chọn một tính từ có thể khái quát đúng nhất đặc tính của mùa xuân, em sẽ chọn từ nào? Hãy chia sẻ với các bạn lí do lựa chọn của mình.
Trả lời:
– Tính từ để nói về mùa xuân: rực rỡ
– Mùa xuân là một trong những mùa đẹp nhất trong năm. Đây là thời điểm mà thiên nhiên tràn đầy sức sống, cây cỏ bắt đầu mọc, hoa nở rộ khắp nơi. Mùa xuân cũng là thời gian để mọi người tận hưởng không khí trong lành và tươi mát sau một mùa đông lạnh giá. Bạn có thể đi dạo trong công viên, ngắm hoa anh đào nở rực rỡ, hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời thú vị. Mùa xuân thực sự là một thời điểm đáng mong chờ và tươi vui.
Trải nghiệm cùng văn bản.
1. Tưởng tượng: Em hình dung như thế nào về bức tranh thiên nhiên mùa xuân và con người trong ba khổ thơ đầu?
– Khung cảnh của một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, rực rỡ và căng tràn sức sống, con người hiện lên với tiếng ca trong trẻo, ngây thơ.
2. Suy luận: Hình ảnh thiên nhiên mùa xuân và con người trong khổ thơ cuối là hình ảnh hiện tại hay quá khứ?
– Thiên nhiên mùa xuân và con người trong khổ thơ cuối là hình ảnh quá khứ.
Suy ngẫm và phản hồi.
Câu 1: Theo cảm nhận của em, bức tranh thiên nhiên mùa xuân của làng quê Việt Nam được gợi tả trong khổ thơ thứ nhất là quen thuộc hay mới lạ? Vì sao?
Trả lời:
– Bức tranh thiên nhiên mùa xuân của làng quê Việt Nam được gợi tả trong khổ thơ thứ nhất là quen thuộc.
– Vì nó được thể hiện qua các dấu hiệu báo xuân sang:
+ Làn nắng ửng.
+ Khói mơ.
+ Mái nhà tranh bên giàn thiên lý
Câu 2: Hai dòng thơ – Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi… là lời của ai, thể hiện quan niệm, thái độ gì trước sự thay đổi của con người và mùa xuân?
Trả lời:
– Dòng thơ – Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi… là lời của Hàn Mặc Tử
– Thể hiện sự ngập ngừng, hụt hẫng, băn khoăn.
Câu 3: Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,… có tác dụng như thể nào trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên và hình ảnh con người trong ba khổ thơ đầu?
Trả lời:
– Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm: làn nắng ửng, khói mơ tan, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
– Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác bóng xuân sang.
+ Đảo ngữ Sột soạt gió trêu tà áo biếc để miêu tả âm thanh của gió thổi tình tứ, trêu đùa tà áo biếc.
+ Nhân hóa tiếng ca – vắt vẻo, hổn hển
+ So sánh tiếng ca – lời của nước mây
– Cách ngắt nhịp có sự thay đổi linh hoạt: đoạn 1: 4/3; đoạn 2: 2/2/3; đoạn 3: 4/3; đoạn 4: 2/2/3
– Cách gieo vần: Gieo vần chân ở câu thơ 2,4; 5,8; 10,12; 14;16.
– Hình ảnh thơ giàu sức gợi: đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, khách xa
– Nhịp thơ cũng có sự thay đổi để phù hợp với tâm trạng nuối tiếc của nhân vật trữ tình.
→ Ngôn từ của bài thơ gợi lên khung cảnh của một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, rực rỡ và căng tràn sức sống. Trong khung cảnh mùa xuân, con người hiện lên với tiếng ca trong trẻo, ngây thơ.
Câu 4: Phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “khách xa” được thể hiện trong khổ thơ thứ tư.
Trả lời:
Hình ảnh những cô thôn nữ hòa cùng nhịp sống để lại cho người đọc một diện mạo mới về mùa xuân tươi tắn, căng tràn sức sống. Còn hình ảnh kẻ khách đang lưu luyến trước cảnh sắc mùa xuân, luyến tiếc cảnh đẹp, hình ảnh này lay động tâm hồn họ với nỗi nhớ da diết, bâng khuâng. Hình ảnh mùa xuân mang lại cảm giác thân thuộc với người con gái gánh thóc năm nay và bên bờ sông nắng vẫn đang chang chang soi rọi vào tâm trí của con người, để lại trong lòng người bao cảm xúc lưu luyến trước khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và tươi đẹp.
Câu 5: Nhận xét về cách tác giả đặt nhan đề cho bài thơ.
Trả lời:
– Ngay từ nhan đề bài thơ đã gợi ra vẻ đẹp mùa xuân rực rỡ, tròn đầy.
– Động từ trạng thái chín kết hợp với danh từ mùa xuân gợi cho ta liên tưởng về một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, căng tràn sức sống nhất.
– Đồng thời, bộc lộ sự tiếc nuối của thi nhân trước cái đẹp không thể níu giữ, kéo dài vĩnh viễn.
Câu 6: Theo em, vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu có sự thay đổi hay không? Điều đó có tác dụng gì trong việc thế hiện hình ảnh con người và thiên nhiên mùa xuân?
Trả lời:
– Vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu có sự thay đổi:
Ba khổ thơ đầu | Khổ cuối | |
Vị trí quan sát | Tác giả quan sát mùa xuân từ vị trí gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên. | Tác giả quan sát mùa xuân từ vị trí xa xôi, như một người khách xa quê. |
Thời điểm quan sát | Buổi sáng sớm, khi cảnh vật còn ươm đượm sương mai. | Mùa xuân vào buổi trưa, khi nắng chang chang |
Cách miêu tả | Trực tiếp | Gián tiếp |
– Tác dụng của sự thay đổi vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín”:
+ Thể hiện sự chuyển biến trong tâm trạng của tác giả.
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân.
+ Thể hiện sự gắn bó của tác giả với quê hương.
Câu 7: Nêu một trong những biểu hiện về sự phù hợp của các yếu tố hình thức trong việc biểu đạt nội dung của văn bản.
Trả lời:
Biểu hiện của sự phù hợp của yếu tố nội dung và hình thức:
– Sự lựa chọn và kết hợp sử dụng độc đáo các từ láy kết hợp với tính từ, danh từ.
– Cắch ngắn nhịp ở mỗi khổ thơ cũng có sự biến hóa.
– Ngôn từ được tác giả sử dụng trong bài thơ giản dị, mộc mạc và gần gũi.
Câu 8: Nhận xét về cách tác giả cảm nhận bước đi của thời gian qua hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ.
Trả lời:
– Tác giả cảm nhận bước đi của thời gian qua trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ bằng những từ ngữ: làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chín.