Soạn bài: Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

soan-bai-nhan-vat-li-tuong-trong-ket-thuc-cua-truyen-co-tich-than-ki-ngu-van-9-chan-troi-sang-tao

Soạn bài: Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

Câu 1. Theo tác giả bài viết, kết thúc của truyện cổ tích thần kì phản ánh ước mơ gì của quần chúng nhân dân? (Những) ước mơ ấy thường được thể hiện như thế nào qua cách kết thúc của truyện cổ tích thần kì?

Trả lời:

– Theo tác giả bài viết, kết thúc của truyện cổ tích thần kì phản ánh ước mơ gì của quần chúng nhân dân:

+ Hầu hết các truyện cổ tích đều phản ánh ước mơ của nhân dân về đời sống tinh thần và vật chất, công lí dân gian. Bằng cách thưởng cho các nhân vật chính chịu sự bất hạnh khổ đạt trong truyện qua việc để nhân vật kế hôn, sống hạnh phúc, lên ngôi, cuộc sống thay đổi theo hướng tươi sáng.

+ Nhân dân trong thực tại không có chỗ đứng, họ mới gửi gắm vào nhân vật, mong muốn nhân vật sẽ có những điều hoàn hảo mà nhân dân tạo ra. Đưa nhân vật vào những điều tốt đẹp, một cuộc sống giàu sang, một trật tự khác, công lí được thực thi đối lập với cuộc sống thực tế của họ

Câu 2. Bàn về kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí, tác giả bài viết cho rằng: Đạo đức, tài năng của kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí là động lực giúp họ khôi phục sự tương ứng hài hòa giữa cái bên trong tốt đẹp với cái bên ngoài. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Chọn ví dụ từ một truyện cổ tích thần kì đã học để làm rõ quan điểm của em.

Trả lời:

Em có đồng tình với ý kiến trên.

Ví dụ qua truyện “Sọ dừa”:

– Sự ra đời của Sọ Dừa:

+ Bà mẹ vào rừng hái củi, khát nước mà không tìm thấy suối, bà uống nước mưa trong cái sọ dừa bên gốc cây to rồi mang thai

+ Bà sinh ra một đứa bé không chân, không tay, tròn như quả dừa nhưng lại biết nói.

→ Sự ra đời kì lạ: đề cập đến những người đau khổ, thấp hèn trong xã hội xưa, vẻ ngoài xấu xí và ý thức sâu sắc về số phận, địa vị xã hội của mình.

– Tài năng của Sọ Dừa:

+ Chăn bò rất giỏi: ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng.

+ Thổi sáo rất hay: thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.

+ Tự biết khả năng của mình: gì chứ cho phú ông thì con cũng làm được, muốn cưới con gái phú ông làm vợ.

→ Tuy có vẻ ngoài xấu xí nhưng Sọ Dừa có vẻ đẹp bên trong.

– Sọ Dừa lấy cô út như một phần thưởng.

+ Có đầy đủ sính lễ theo yêu cầu của phú ông.

+ Sọ Dừa trở về hình dạng ban đầu là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú.

+ Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên và được cử đi sứ.

→ Mơ ước đổi đời của nhân dân lao động.

+ Bị hai cô chị hãm hại khiến vợ Sọ Dừa phải ở ngoài đảo vắng

– Kết thúc: hai vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc, hai cô chị bỏ đi biệt xứ.

→ Mơ ước về một xã hội công bằng,cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 3. Cách thể hiện khát vọng công lí trong văn bản Thuý Kiều báo ân, báo oán có gì tương đồng và khác biệt so với cách thể hiện khát vọng này trong truyện cổ tích thần kì?

Trả lời:

So sánh văn bản Thuý Kiều báo ân, báo oánTruyện cổ tích thần kì

Giống:

– Nhân vật sau khi trải qua bất hạnh khổ đau đều được giúp đỡ có cuộc sống tốt hơn, có những phần thưởng lớn như kết hôn, bước vào cuộc sống giàu sang sung sướng, kết thúc có hậu và có người khác trợ giúp để thực hiện ước mơ công lí, chính nghĩa.

Khác biệt:

* Thuý Kiều báo ân, báo oán

– Tập trung vào cuộc sống hiện thực và nhân sinh: Gieo nhân nào gặp quả nấy.

→ Quy luật: Nhân quả.

Truyện cổ tích thần kì:

– Tập trung vào thế giới thần kì.

– Thường đánh bại cái ác, cái xấu trong xã hội có bối cảnh thần kì, công lí thường được thể hiện qua sức mạnh siêu nhiên.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.