Sự vận động trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng Tám: từ “Chữ người tử tù” đến “Người lái đò sông Đà”.

su-van-dong-trong-phong-cach-nghe-thuat-nguyen-tuan-truoc-va-sau-cach-mang-thang-tam-tu-chu-nguoi-tu-tu-den-nguoi-lai-do-song-da

Sự vận động trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng Tám: từ Chữ người tử tù đến Người lái đò sông Đà.

1. Từ Chữ người tử tù đến Người lái đò sông Đà, phong cách Nguyễn Tuân vừa mang tính kế thừa đồng thời có sự sáng tạo để tạo nên một phong cách vừa ổn định, thống nhất, vừa phong phú đa dạng.

– Việc tiếp cận sự việc ở phương diện Văn hoá, thẩm mĩ để liên hệ, khám phá và phát hiện. Khi dựng người bao giờ ông cũng khám phá con người ở khía cạnh tài hoa, nghệ sĩ. Với nguyễn Tuân những nhân vật dù thuộc loại nào cũng đều đạt tới sự tài hoa xuất chúng trong nghề nghiệp của mình (ông lái đò, người tử tù Huấn cao, người Quản ngục).

– Khi dựng cảnh Nguyễn Tuân thường chọn những cảnh gây ấn tượng mạnh, đập thẳng vào giác quan để tô đậm cái phi thường, cái xuất chúng của nó. Cảnh vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện 2 nét đẹp: vừa hiền hoà trữ tình thơ mộng, vừa dữ dội hoành tráng:

+ Cảnh cho chữ trong nhà ngục tối tăm, bẩn thiểu là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có (Chữ người tử tù).

+ Dòng sông Đà là dòng sông độc đáo, bối cảnh cho chữ là bối cảnh đặc biệt (Người lái đò sông Đà).

– Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá khác nhau để miêu tả, thể hiện tính uyên bác, tài hoa của nhà văn (hàm chứa rất nhiều thông tin trong cuộc sống): điện ảnh, quân sự, địa lí…

2. Nét ổn định trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng Tám qua Chữ người tử tùNgười lái đò sông Đà:

– Tiếp cận sự vật, sự việc trên phương diện văn hoá, nghệ thuật:

+ Con người trong sáng tác của Nguyễn Tuân bao giờ cũng được khám phá dưới góc độ tài hoa, nghệ sĩ. Với nguyễn Tuân những nhân vật dù thuộc loại nào cũng đều đạt tới sự tài hoa xuất chúng trong nghề nghiệp của mình: Huấn cao, viên Quản ngục (Chữ người tử tù), Ông lái đò (Người lái đò sông Đà).

+ Khi dựng cảnh, Nguyễn Tuân thường chọn những cảnh gây ấn tượng mạnh, đập thẳng vào giác quan để tô đậm cái phi thường, cái xuất chúng của nó. Cảnh vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân luôn được đẩy về hai thái cực thơ mộng đến trữ tình và hoành tráng đến dữ dội: cảnh sông Đà, cảnh cho chữ

– Tính uyên bác: vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá khác nhau để miêu tả.

3. Sự vận động và phát triển trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:

– Trước cách mạng tháng Tám:  phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân được thâu tóm trong một chữ “ngông” – thể hiện lối sống độc đáo không giống ai, khác đời, hơn đời, khi in vào văn chương thì đó là lối làm văn chương duy nhất không ai có.

+ Đối tượng trong sáng tác của Nguyễn Tuân thời kì này là những con người đặc tuyển, những văn nhân, sĩ phu thất thế chỉ còn 1 thời vang bóng: làm rõ qua Chữ người tử tù.

+ Hành văn cầu kì, giọng điệu trang nghiêm, cổ kính, hệ thống từ ngữ mới lạ do ông sáng tạo ra.

+ Cảm hứng hoài cổ thể hiện qua phẩm chất nhân vật, không khí truyện, nghệ thuật truyền thống (thư pháp), ngôn ngữ đối thoại…

– Sau cách mạng tháng Tám:

+ Vẫn tiếp cận sự vật ở phương diện văn hoá, thẩm mĩ, vẫn khai thác nét đẹp tài hoa nghệ sĩ, nhưng Nguyễn Tuân hướng ngòi bút tới những người lao động bình thường + những người lao động bình thường trong thời đại mới của đất nước: làm rõ qua hình tượng người lái đò

+ Không khí nghệ thuật: gắn với hơi thở thời đại, nhịp sống của đất nước

+ Thiên nhiên vẫn là thiên nhiên đẹp, vừa dữ dội vừa thơ mộng, chỉ có điều khác với trước Cách mạng, ông khám phá cảnh sắc, con người tự nhiên đời thường của đất nước mình trong hiện tại: cảnh sông Đà

+ Ngôn ngữ vần đậm chất uyên bác, cầu kì nhưng không còn nặng màu sắc cổ kính như trước.

Phong cách nghệ thuật và quan niệm văn chương của nhà văn Nguyễn Tuân

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.