Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

the-tho-that-ngon-tu-tuyet

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

I. Khái niệm.

Thất ngôn tứ tuyệt (七言四絶) là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ XII vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.

II. Luật thơ.

Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật vô cùng nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.

Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

Quy định tính theo hàng ngang. Tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng quan trọng,nó quy định luật cho toàn bài. Nếu tiếng thứ 2 mang thanh B thì luật của toàn bài là luật B.

– Niêm: Được tính theo hàng dọc,các câu phải niêm với nhau (giống nhau)

– Vần: các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

Bốn câu trong bài theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.

III. Tác phẩm tiêu biểu.

NAM QUỐC SƠN HÀ

“Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

THUẬT HOÀI (Phạm Ngũ Lão)

“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

VỌNG NGUYỆT (Hồ Chí Minh)

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.