»» Nội dung bài viết:
Soạn bài: “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nổi tiếng trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh viết về những tình cảm gần gũi, bình dị. Tuy nhiên, nó luôn ẩn chứa một khát vọng sống chân thành, đằm thắm và mãnh liệt. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một minh chứng cho điều đó …
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: Xuân Quỳnh
Em hãy trình bày vài nét về tác giả?
Xuân Quỳnh (1942-1988) là một nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều chuyện đời thường: gia đình, tình yêu, tình bà cháu, mẹ con, … Chính vì sự bình dị đã thể hiện một trái tim giàu lòng yêu thương và khát khao hạnh phúc.
– Xuân Quỳnh là tác giả của những tập thơ: “Tơ tằm, Hoa dọc chiến hào, Hoa cỏ may, Sân ga chiều em đi, Tự hát … ”.
– Xuân Quỳnh (1942-1988) là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
– Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm bình dị, gần gũi: gia đình, tình yêu, tình bà cháu, …
2. Tác phẩm:
Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào?
Bài thơ được viết vào năm 1968, thời kì kháng chiến chống Đế quốc Mỹ. Đây là thời điểm có ý nghĩa lớn lao, tác động trực tiếp đến mạch nguồn cảm xúc của bài thơ. Lớp lớp thanh niên đều phải từ biệt những gì thân thuộc nhất của tuổi thơ, của mái ấm gia đình, của quê hương để lên đường ra trận. Chỉ những ai trải qua hoàn cảnh ấy, mới hiểu vì sao nhà thơ Xuân Quỳnh lại chọn xuất phát điểm của cảm xúc là trên đường hành quân xa, người lính bất chợt nghe thấy tiếng gà nhảy ổ “Cục … cục tác cục ta”.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Kỉ niệm tuổi thơ:
Tại sao tác giả lại đặt tên bài thơ là “Tiếng gà trưa”?
– Tiếng gà và tiếng gà trưa được nhắc lại 6 lần để nhấn mạnh tiếng gà trưa vang lên tạo nguồn cảm xúc các đoạn trong bài thơ.
Câu thơ “Tiếng gà trưa” lặp lại mấy lần? Vị trí lặp?
– Được lặp lại 4 lần, ở đầu các khổ thơ.
Theo em lặp lại như vậy có tác dụng gì?
– Mỗi lần nhắc lại là gợi một hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ, nó như sợi dây liên kết các hình ảnh và cũng là nhịp cảm xúc của bài thơ
Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ?
– Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh.
– Nhớ lời mắng yêu của bà khi xem trộm gà đẻ;“Gà đẻ mà mày nhìn”.
– Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắc chiu dành dụm và chăm lo cho cháu.
– Niềm vui và ước mơ tuổi thơ được bộ quần áo mới và ước mơ ấy đã đi vào giấc ngủ tuổi thơ.
=> Từ những ước mơ tuổi thơ mà “Tiếng gà trưa” đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ, làm tăng thêm tình cảm với quê hương, đất nước.
Qua những kỉ niệm của tuổi thơ, tác giả thể hiện tâm hồn và tình cảm gì?
– Biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của em nhỏ và tình cảm trân trọng, yêu quí bà của người cháu.
Mạch cảm xúc của bài thơ được hình thành và phát triển ntnào?
– Mạch cảm xúc được hình thành từ hiện tại trở về quá khứ rồi sau đó quay về hiện tại.
Em có nhận xét gì về mạch cảm xúc và bố cục của bài thơ?
– Mạch cảm xúc và bố cục hết sức tự nhiên, hợp lí, cảm xúc gợi về từ hình ảnh gần gũi: tiếng gà trưa.
* Trên đường hành quân, vào buổi trưa, nghỉ lại bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe tiếng gà ai nhảy ổ. Những kỉ niệm đẹp đẽ thân thương về quê nhà cứ theo đó mà ùa về trong lòng người chiến sĩ. Nỗi nhớ sâu đậm nhất là hình ảnh người bà tần tảo chăm sóc người cháu nhỏ. Nỗi nhớ khắc sâu hơn về quê hương, đã trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường
Ý nghĩa : Qua những kỉ niệm được gợi lại, tác giả đã biểu hiện một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu và tình cảm trân trọng, yêu mến đối với bà.
2. Kỉ niệm về bà:
Đọc khổ thơ thứ 3 đến khổ thơ thứ 6.
Bốn khổ thơ này nói lên điều gì?
– Kỉ niệm về bà.
Kỉ niệm đầu tiên mà người cháu nghĩ về bà là gì?
– Lời mắng yêu thân thương của bà.
Tìm chi tiết thể hiện điều đó?
“Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt”.
Tâm trạng của người cháu lúc này như thế nào?
– Lòng dại thơ lo lắng. Nghĩ rằng bà nói thật, xem gà đẻ về sau đó sẽ bị lang mặt.
Cháu nghĩ về bà qua hình ảnh nào nữa?
– Một người bà đầy lòng yêu thương, chắc chiu dành dụm trong cảnh nghèo để chăm lo cho cháu “Tay bà khum soi trứng. Dành từng quả chắt chiu. Cho con gà mái ấp”.
Những nỗi lo lớn nhất của bà là gì?
– Với đôi mắt đục mờ nhìn bầu trời lo lắng đàn gà toi, nếu đàn gà toi thì không có quần áo mới cho cháu.
Mùa đông là mùa lạnh nhất trong năm, gà thường bị chết do các bệnh dịch, đàn gà của bà bị toi thì lấy đâu cuối năm bán gà, lấy đâu tiền để may quần áo mới cho cháu. Thời ấy không có tiền ăn lấy đâu ra tiền để may quần áo mà có được bộ quần áo mặc đã quý lắm rồi đừng nói đến có bộ quần áo mới. Nhưng bà cũng đã dành dụm tiền mua cho cháu mình một bộ quần áo mới.
Khi có bộ quần mới thì tâm trạng của cháu như thế nào?
– Khi có bộ quần áo mới thì tâm trạng của người cháu rất là vui.
Em có tâm trạng đó không?
– Có lẽ đó là tâm trạng chung cho tất cả mọi người. Đặc biệt là người cháu sung sướng vì ước mơ đã thành sự thật, vui vì được bà yêu thương, chăm sóc. “Ước mơ có cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, cái áo cánh trúc bâu, đi qua … sột soạt”.
* Hình ảnh đó phải chăng là nhà thơ Xuân Quỳnh gầy gò đang diện cái quần chéo go hớn hở mỗi độ xuân về. Nghĩ về niềm vui tuổi thơ nghèo cơ cực ở thôn quê Việt Nam thời ấy thật đơn sơ, giản dị mà cảm động biết bao nhưng luôn gắn với tình yêu thương chăm sóc của người lớn.
* Liên hệ giáo dục: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm, chính”.
Qua những kỉ niệm trên, em cảm nhận gì về người bà?
– Người bà là một người tần tảo, lo toan, chăm sóc cháu và bà đã dành trọn tình yêu thương cho cháu.
* Ý nghĩa: Qua những kỉ niệm, ta thấy in đậm hình ảnh người bà tần tảo, lo toan, chăm sóc cháu và dành trọn tình yêu thương cho cháu.
3. Tâm niệm của người chiến sĩ trẻ:
Đọc 2 khổ cuối.
Hai khổ cuối từ nào được lặp lại? Lặp lại có tác dụng gì?
– Từ “Vì” được lặp lại. Nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu, lòng quyết tâm chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân trong đó gồm bao nhiêu người thân quen trong gia đình của người chiến sĩ.
Hai khổ cuối nói lên điều gì?
– Nói về ước mơ tuổi thơ đi vào giấc ngủ, những giấc hồng. Đó là hạnh phúc nhỏ bé, giản dị mà trong lành của trẻ em ở nông thôn Việt Nam thời chiến tranh; đó là lí do là mục đích để ta chiến đấu đem lại đem lại tự do, hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là tình yêu quê hương đất nước.
Vậy tình yêu quê hương, đất nước của người chiến sĩ trong bài thơ bắt nguồn từ đâu?
– Từ những gì gần gũi, thân thương bình dị nhất như tình cảm gia đình, tình bà cháu và cũng có thể từ tiếng gà trưa và ổ trứng hồng. Ta yêu những gì gần gũi, bình dị, bình thường thì đó cũng đã thể hiện lòng yêu nước.
Giống tác phẩm nào mà em đã học ở lớp 6?
– Lòng yêu nước.
Đoạn thơ này tác giả muốn khẳng định và nhấn mạnh điều gì?
– Tình bà cháu thiêng liêng sâu nặng.
– Tình cảm gắn bó với xóm làng, quê hương.
– Ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.
* Tình bà cháu cũng là tình cảm thiêng liêng sâu nặng, được các nhà thơ ghi lại tình cảm ấy, ngoài Xuân Quỳnh ta sẽ bắt gặp hình ảnh người cháu nhớ về bà qua hình ảnh bếp lửa khi đang học ở nước ngoài đó chính là bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt.
* Bà là người đã lo toan, chăm sóc, thương yêu dạy dỗ ta nên người. Đáp lại tình cảm ấy, các em phải biết giúp đỡ bà khi lúc ốm đau, phải vâng lời bà hoặc phải ra sức học tập để bà vui.
* Ghi nhớ Sgk/151.
III. LUYỆN TẬP
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh