»» Nội dung bài viết:
Hướng dẫn tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
I. Mục đích và phương pháp giải thích:
1. Mục đích giải thích.
Trong đời sống, khi nào người ta cần được giải thích?
– Trong đời sống nhu cầu giải thích rất cần thiết. Khi gặp một sự kiện, hiện tượng mới lạ chưa hiểu thì nhu cầu giải thích phát sinh.
Để người khác giải thích cho chúng ta những điều chưa hiểu, em sẽ dùng những cụm từ nào để hỏi?
– Vì sao, để làm gì, là gì, có ý nghĩa như thế nào? …
Em hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hàng ngày?
– Vì sao có nguyệt thực? Vì sao nước biển lại mặn? Vì sao chúng ta phải đi học? Con người ăn để làm gì? Tại sao ta không vượt đèn đỏ?
Để trả lời được các câu hỏi (tức là nhu giải thích) các vấn đề trên thì ta cần phải làm gì?
– Phải học hỏi, phải có hiểu biết, có kiến thức về nhiều mặt.
– Đó là giải thích trong đời sống. Thế giải thích trong văn nghị luận là ntn? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta đọc văn bản Sgk/69,70.
2. Phương pháp giải thích:
Đọc văn bản “Lòng khiêm tốn” và trả lời các câu hỏi Sgk:
Bài văn giải thích vấn đề gì?
– Vấn đề: Lòng khiêm tốn.
Bài văn giải thích vấn đề bằng cách nào?
– Bài văn giải thích về lòng khiêm tốn và giải thích bằng cách nêu định nghĩa, liệt kê các biểu hiện, so sánh với không khiêm tốn, chỉ ra mặt lợi, hại, nguyên nhân của lòng khiêm tốn.
Việc tác giả nêu định nghĩa, liệt kê các biểu hiện, … có phải là các cách giải thích không? Vì sao?
– Phải, vì qua đó, người đọc hiểu được thế nào là lòng khiêm tốn.
Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, các hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không?
– Phải, đó cũng là một cách giải thích.
Qua việc phân tích văn bản trên, em hiểu giải thích trong văn nghị luận nhằm mục đích gì?
– Là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất quan hệ, … cần được giải thích, nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
Chúng ta thường giải thích bằng những cách nào?
– Giải thích bằng những cách:
+ Nêu định nghĩa.
+ Kể ra các biểu hiện.
+ So sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác.
+ Chỉ ra mặt lợi, hại.
+ Nguyên nhân, hậu quả, …
Em hãy tìm bố cục của bài viết. Chỉ ra mối liên hệ giữa Mở bài, Thân bài, Kết bài?
– Mở bài: (câu đầu tiên của văn bản): Giới thiệu và nêu vai trò của lòng khiêm tốn trong cuộc sống con người.
– Thân bài: (5 đoạn tt): Giải thích về lòng khiêm tốn, các biểu hiện, lợi, hại của lòng khiêm tốn, vì sao con người phải khiêm tốn …
– Kết bài: (đoạn cuối): Khẳng định lại vai trò của lòng khiêm tốn trên bước đường thành công của mỗi người.
Vậy yêu cầu về bố cục, sử dụng từ ngữ trong bài giải thích phải như thế nào?
– Có bố cục mạch lạc, rõ ràng, chặt chẽ giữa các phần, bài văn cần có ngôn từ trong sáng, dễ hiểu, không dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu …
Muốn làm tốt bài giải thích thì cần có những điều kiện gì?
– Cần phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.
* Ghi nhớ: Sgk/71.
II. Luyện tập.
Cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong văn bản “Lòng nhân đạo”?
– Vấn đề giải thích là lòng nhân đạo.
– Phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa: Thế nào là lòng nhân đạo?
+ Đưa ra biểu hiện của lòng nhân đạo (bằng những ví dụ cụ thể: Kể ra các cảnh khổ).
+ Nêu sự cần thiết của lòng nhân đạo.
Bài tập thêm: Trong các câu sau, câu nào thuộc kiểu nghị luận giải thích?
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Tự do đây không phải nghĩa là hoàn toàn muốn làm gì thì làm: một thú tự do vô tổ chức, vô kỉ luật và vô ý thức.
Hạnh phúc có thể là niềm hoan hỉ khi ước muốn của ta trở thành sự thật hay hi vọng được đền đáp lại, hoặc hạnh phúc có thể là sự vui thích xuất phát từ quan hệ giữa ta và những người xung quanh.
Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?
Đọc hai văn bản đọc thêm Sgk/72,73.
Tìm vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong hai văn bản?