Tìm hiểu về những thể thơ trong chương trình ngữ văn phổ thông.

tim-hieu-ve-nhung-the-tho-trong-chuong-trinh-ngu-van-pho-thong

Tìm hiểu về những thể thơ trong chương trình ngữ văn phổ thông.

Một trong những cách chuyển tải tư tưởng, tình cảm của nhà thơ là lựa chọn thể thơ phù hợp với nhu cầu sáng tác của mình. Như vậy, người đọc nắm được đặc điểm của thể thơ thì phần nào cũng đã nhận ra được tư tưởng tình cảm mà tác giả đã gửi gắm vào đó. Bên cạnh đó, các yếu tố vần, niêm, luật, đối… trong từng thể thơ cũng góp phần quan trọng trong việc tạo ra âm hưởng của bài thơ. Nếu nắm chắc các yếu tố này thì việc phân tích và tìm hiểu văn bản thơ sẽ được dễ dàng hơn.

1. Thơ Lục Bát.

– Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau: 2 4 6 bằng trắc bằng 2 4 6 8 bằng trắc bằng bằng.

– Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát.

– Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.

– Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bình nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu.

Ví dụ:

Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà?
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

(Ca dao)

– Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát:

+ Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu.

Ví dụ:

Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi.

(Nguyễn Du)

+  Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, như trong câu ca dao sau:

Ví dụ:

Đêm nằm gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em.

2. Thơ Song Thất Lục Bát.

– Đây cũng là một thể thơ đặc thù của Việt Nam, gồm hai câu bảy chữ và hai câu lục bát. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm đã được viết trong thể thơ này. Trong câu thất trên, tiếng thứ 3 là trắc, 5 bình, 7 trắc; trong câu thất dưới, tiếng thứ 3 là bình, 5 trắc, 7 bình.

– Hai câu lục bát thì theo luật thường lệ.

– Tiếng cuối câu thất trên vần với tiếng 5 câu thất dưới, tiếng cuối câu thất dưới vần với tiếng cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với tiếng 6 câu bát. Và tiếng cuối câu bát vần với tiếng 5 của câu thất tiếp theo.

– Tuy nhiên, tiếng cuối câu bát cũng có thể vần với tiếng 3 câu thất, biến tiếng này đổi sang vần bình. Do đó, tiếng 3 trong câu thất trên có thể là trắc hay bằng. 3 5 7 trắc/bằng bằng trắc 3 5 7 bằng trắc bằng.

Ví dụ:

Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.

(Đặng Trần Côn)

3. Thơ Bốn Chữ.

– Nếu tiếng thứ 2 bằng thì tiếng thứ 4 trắc; ngược lại, tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng. 2 4 trắc bằng 2 4 bằng trắc. Nhưng nhiều khi câu thơ cũng không theo luật đó.

– Cách gieo vần

  • Vần tiếp:

Lính đóng ven rừng
Giữa mùa nóng nực
Uống cạn hố nước
Thấy toàn đầu lâu
Thịt rữa đi đâu
Còn xương trắng nhỡn

(Trần Đức Uyển)

  • Vần tréo:

Tôi làm con gái
Buồn như lá cây
Chút hồn thơ dại
Xanh xao tháng ngày.

(Nhã Ca)

Người từ trăm năm
Về ngang sông rộng
Ta ngoắc mòn tay
Trùng trùng gió lộng.

(Nguyễn Tất Nhiên)

  • Vần ôm:

Em tan trường về
Ðường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng.
Phạm Thiên Thư.

  • Vần ba tiếng:

Sao biếc đầy trời
Sầu trông viễn khơi
Ðêm mờ im lặng
Nhìn hạt sương rơi
Khổng Dương
Em là ánh trăng
Vừa biếc vừa xanh
Em là giấc mộng
Ðêm xuân của anh.

(Huyền Kiêu)

4. Thơ Năm Chữ (Ngũ ngôn)

– Cũng giống như thơ bốn chữ: nếu tiếng thứ 2 trắc thì tiếng thứ 4 bằng, hay ngược lại. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không phải vậy.

Ví dụ:

Hôm nay đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương

(Nguyễn Nhược Pháp)

* Cách gieo vần:

  • Vần tréo:

Hôm nọ em biếng học
Khiến cho anh bất bình,
Khẽ đánh em cái thước
Vào bàn tay xinh xinh

(Nguyễn Xuân Huy)

Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây chiều còn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê

(Hàn Mặc Tử)

  • Vần ôm:

Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?

(Lưu Trọng Lư)

  • Vần ba tiếng bằng:

Tuyết rơi mong manh buồn
Ga Lyon đèn vàng
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng.

(Cung Trầm Tưởng)

Đưa em về dưới mưa
Nói năng chi cũng thừa
Phất phơ đời sương gió
Hồn mình gần nhau chưa?

(Nguyễn Tất Nhiên)

5. Thơ Sáu Chữ.

* Cách gieo vần:

  • Vần tréo:

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

(Đỗ Trung Quân)

  • Vần ôm:

Xuân hồng có chàng tới hỏi:
– Em thơ, chị đẹp em đâu?
– Chị tôi tóc xõa ngang đầu
Đi bắt bướm vàng ngoài nội

(Huyền Kiêu)

Nếu bước chân ngà có mỏi
Xin em tựa sát lòng anh
Ta đi vào tận rừng xanh
Vớt cánh vông vàng bên suối

(Đinh Hùng)

6. Thơ Bảy Chữ (Thất ngôn).

– Trong thơ bảy chữ, vần những tiếng 1, 3 và 5 không kể. Tiếng 2, 4 và 6 có thể phân tích như sau: 2 4 6 bằng trắc bằng 2 4 6 trắc bằng trắc.

Ví dụ:

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi!
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.

(Xuân Diệu)

– Nhiều khi không lại như thế:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Hàn Mặc Tử)

* Cách gieo vần:

  • Vần tréo:

– Nhiều khi trong thi đoạn bốn câu, chỉ cần hai tiếng bình ở cuối câu hai và bốn vần với nhau, hai tiếng trắc cuối câu một và ba không cần:

Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,
Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!
Một hôm trận gió tình yêu lại:
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.

(Huy Cận)

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi.

(Tô Thùy Yên)

  • Vần ba tiếng bằng (thường dùng)

Ví dụ:

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.

(Huy Cận)

Dĩ vãng nào xanh như mắt em?
Chao ôi! Màu tóc rợn từng đêm!
Hàng mi khuê các chìm sương phủ
Vời vợi ngàn sao nhạt dáng xiêm.

(Đinh Hùng)

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

(Quang Dũng)

7. Thơ tám chữ (bát ngôn)

– Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác:

– Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết.

– Câu hai và ba thì chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.

– Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.

-Vì Bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn, chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.

8. Thơ tự do:

* Về mặt hình thức:

– Số chữ trong mỗi câu không hạn định : ít nhất một từ, và nhiều thì có thể trên một chục từ. -Số câu cũng không hạn định, và không chia ra thành khổ 4 câu như cũ nữa -Không có những khái niệm về Niêm , Luật, Đối . -Về Vần : cũng không có một luật lệ cố định nào.

* Về mặt nội dung:

– Thường có nhiều âm thanh, hình tượng, màu sắc đa dạng và phong phú, biểu thị bởi những cách dùng từ hết sức mới lạ, mang tính cách tân, không hàm chứa những hình ảnh cũ kỹ sáo mòn, như trăng vàng, hồ thu, giọt sầu, Tương giang, Dịch thuỷ ….nữa. Thậm chí những từ chỉ những vật thể bình thường hay tầm thường của cuộc đời (gốc cây, hòn sỏi,….), những sinh vật bé bỏng, li ti, gớm ghiếc (theo quan điểm cũ) như ruồi, nhện gián, nhặng …. cũng thấy sử dụng, miêu tả thường xuyên

– Thường có những khái niệm trừu tượng, siêu thực, hoang tưởng, phi vật thể, đôi khi quái dị, đan xen vào nhau thay thế cho những hình tượng cụ thể quen thuộc cũ.

– Lời kết đôi khi, hoặc thường khi được bỏ ngỏ, không tròn trịa, có đầu có đuôi như thơ cũ. Để tuỳ người đọc muốn kết luận ra sao thì ra, hoặc hình dung tiếp theo hướng nào cũng được cả.

– Ý thơ thì hết sức đa dạng, không gò gẫm trong bất cứ một khuôn khổ nào, một cách phối trí cố định nào. Nhưng đa phần đều đề cập đến những vấn đề cốt lõi của nhân sinh, của kiếp người. Cũng vẫn trăn trở đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi muôn thuở: Người là ai ? Từ đâu đến ? Sẽ về đâu ? Sống ở đời này để làm gì ? Cõi cực lạc, an bình ở chốn nào ? Đi đường nào để tìm về những cội nguồn hoan lạc ấy ? Người cư xử với người như thế nào cho phải cách ? Quan hệ giữa vô biên và bản ngã là thứ quan hệ gì ? Có hay không có mối quan hệ ấy ? Và thật ra thì có vô biên hay không ? v.v….

– Những chủ đề cao siêu như vậy, cách thể hiện lại khác thường, nên Thơ Tự Do thường được hiểu một cách đơn giản và sai lầm như là một loại thơ rối rắm, tối nghĩa, khó tiếp thu, khó nhận thức, khó cảm thụ, khó đọc, và khó nhớ. Thật ra thì không phải như vậy ! Một số thể thơ nước ngoài ở Việt Nam

9. Thơ Hai-ku.

– Hai-Ku có nguồn gốc từ nhật, qua các thời đại dần dần len lỏi vào nền văn hóa Viêt Nam. Hiện nay loại thơ nay cũng được các nước tây phương như, Anh, Pháp, Mỹ tiếp nhận.

– Về hình thức thì Hai-Ku gồm ba câu và 17 âm. Ba câu được chia ra thành 5,7,5 câu năm, câu bảy, và câu năm. Không biết người Nhật viết làm sao (no speak Japanese) nhưng khi làm thử trong tiếng việt nguyenvq rút ra rằng có thể để cho chữ cuối của mỗi câu vần với nhau sẽ làm bài Hai-ku của bạn đọc xuôi tai hơn. Ví dụ: Sinh ra từ bụi cát Đến hôm nay ta còn phiêu bạt Bao giờ hết hoang mang -Trên đây là một bài Hai-Ku hoàn chỉnh, Hai-ku không cần dài vì chỉ là một quan niệm hoặc một ý tưởng nhỏ viết nên mà thôi. Tuy nhiên Hai-Ku được xếp vào thể thơ có ý nghĩa sâu sắc trong nền thơ văn Nhật Bản. Theo người Nhật, Hai-Ku dùng để diễn tả bốn mùa trong năm, không nhất thiết phải dùng từ ngữ về các mùa, nhưng có thể dùng hình ảnh, biểu tượng như: Tuyết cho mùa đông, hoa cho mùa xuân

11. Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt Đường Luật (hay còn gọi Tứ Tuyệt).

– Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được sắp theo luật như sau:

– Bốn câu được chia thành hai cặp: Một cặp mang thanh x T x B x T x (trắc, bằng, trắc) Một cặp mang thanh x B x T x B x (bằng, trắc, bằng) Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thanh trắc bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ 2 và thứ 6 luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ 4 thì ngược lại theo đúng luật thơ.

Ví dụ:

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mịch phong hầu.

(Khuê oán – Vương Xương Linh)

(Người thiếu phụ nơi phòng khuê không biết buồn,
Ngày xuân trang điểm đẹp đẽ bước lên lầu biếc.
Chợt thấy màu dương liễu tốt tươi ở đầu đường,
Bỗng hối hận đã để chồng đi tòng quân để kiếm phong hầu.)

12. Thơ Thất Ngôn Bát Bát Cú Đường Luật.

– Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác:

– Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết.

– Câu hai và ba thì chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.

– Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.

– Vì Bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn, chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.

Ví dụ:

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu)

(Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.