Soạn bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận
I. Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận
* Tìm hiểu văn bản : “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
Tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong đoạn văn trên .
+ Từ ngữ biểu cảm : hỡi, muốn, phải , nhân nhượng , lấn tới , quyết tâm cướp , không , thà , chứ ,…
+ Câu cảm thán : Hỡi đồng bào toàn quốc , Hỡi đồng bào! , Chúng ta… đứng lên ! , Hỡi anh em … dân quân !
So sánh văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh về mặt sử dụng từ ngữ và câu có tính chất biểu cảm . ( HS trình bày , nhận xét : giống nha có nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm cao )
Vì sao các tác phẩm trên vẫn được coi là văn bản NL chứ không phải là văn bản biểu cảm?
Vì các tác phẩm trên viết ra nhằm mục đích là nghị luận : nêu quan điểm , ý kiến để bàn luận phải trái , đúng sai
Đọc cột 1,2 ( SGK/46 ) ( Bảng phụ )
Vì sao những câu ở cột 2 hay hơn những câu ở cột 1 ?
Vì ở cột 2 có sử dụng yếu tố biểu cảm
Từ đó, hãy cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ?
Giúp cho bài văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn
Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố BC trong văn nghị luận ?
Người viết cần phải thật sự xúc động trước những điều đang viết , đang nói , đang bàn luận
Chỉ có rung cảm thôi đã đủ chưa . Người viết còn cần phải có năng lực gì nữa ?
Người viết cần phải biết cách biểu cảm sao cho phù hợp mà không phá vỡ mạch nghị luận
Có bạn cho rằng : Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm ,càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị BC trong bài văn nghị luận càng tăng . Ý kiến ấy đúng không? Vì sao ?
Ý kiến ấy chưa đúng vì nếu dùng quá nhiều mà không phug hợp sẽ biến bài văn NL thành dông dài , phá vỡ mạch nghị luận.
Biểu cảm chỉ là yếu tố phụ trợ , biểu cảm nhưng không được làm giảm , hoặc làm mất đi đặc trưng NL cả về nội dung lẫn hình thức .
- Ghi nhớ SGK
II. Luyện tập
Bài 1/97: Chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I “ Thuế máu”:
– Biện pháp BC: giễu nhại , đối lập: “ tên da đen bẩn thỉu”, “ An-nam-mít bẩn thỉu” , “ con yêu” , “ bạn hiền” , “ Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”
-> Phơi bày bản chất dối trá ,lừa bịp của bọn thực dân Pháp, tạo tiếng cười châm biếm sâu cay.
* Dùng nhiều hình ảnh mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của bon thực dân:
“ Nhiều người dân bản xứ … thuỷ quái”
“ Một số khác … thơ mộng”
-> Lời mỉa mai thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc và cả sự chế nhạo , cười cợt .
Bài 2/97: Những cảm xúc gì được thể hiện qua đoạn văn ?
– Nỗi buồn và nỗi khổ tâm của một người thầy tâm huyết và chân chính trước vấn nạn học vẹt , học tủ trong học ngữ văn.
– Tác giả dùng những từ ngữ BC , câu cảm thán và giọng điệu tâm tình , thânmật , gần gũi .