Soạn bài: Tình thái từ

Soạn bài: Tình thái từ

I. Thế nào là tình thái từ ?

* Tìm hiểu ví dụ Sgk.

Quan sát các từ gạch dưới trong các câu:

Trong các ví dụ a,b,c nếu bỏ các từ gạch dưới thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?

+ Câu a: nếu bỏ từ à -> câu này không còn là câu nghi vấn.

+ Câu b: nếu bỏ từ đi -> câu này không còn là câu cầu khiến.

+ Câu c: nếu bỏ từ thay -> câu này không còn là câu cảm thán.

Ở ví dụ (d), từ “ạ” biểu thị sắc thái gì của người nói?

Biểu hiện sự kính trọng, lễ phép.

* Liên hệ giáo dục: Trong khi giao tiếp với người lớn tuổi hơn mình hoặc vai vế cao hơn, ta nên dùng những từ này để thể hiện sự lễ phép.

Các từ: “à, đi, thay, ạ” là những tình thái từ. Vậy thế nào là tình thái từ? Cho ví dụ.

* Ví dụ:

– Các em hãy hoạt động lên nào!

– Em đã làm bài tập rồi chứ?

* Bài tập nhanh.

Tìm tình thái từ trong những câu sau: (Bảng phụ).

  1. Anh đến rồi ư?
  2. Chị chờ em với!
  3. Con thích được tặng chiếc cặp cơ!

Các tình thái từ: ư, với, cơ.

– Các tình thái từ trong những câu trên biểu thị ý nghĩa gì?

Nghi vấn, cầu khiến, sắc thái tình cảm.

* Ghi nhớ:

Tinh thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, hoặc để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói (người viết).

– Tình thái từ có thể được chia thành hai loại:

+ Tình thái từ là phương tiện để cấu tạo câu nghi vấn (ví dụ: à, ư, hử, chứ, chăng,…), câu cầu khiến (đi, nào, với,…), câu cảm thán (thay, sao,…).

+ Tình thái từ biểu thị tình cảm, thái độ của người nói (ạ, nhé, cơ, mà, vậy,…).

Ví dụ:

Tình thái từ dùng để cấu tạo câu:

– Cậu làm xong bài tập rồi à?

– Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm:

– Chiều nay cậu sang nhà tớ chơi nhé!

– Tớ thích con búp bê màu hồng !

II. Chức năng của tình thái từ.

Ngoài chức năng thêm vào, đệm vào câu để diễn tả ngữ điệu (tránh lối ăn nói cộc lốc), tình thái từ còn có 4 chức năng cơ bản sau:

– Tình thái từ tạo nên câu nghi vấn qua các tình thái từ: à, ư, hả, chứ, chăng,…

Ví dụ:

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
– Bác trai đã khá rồi chứ?

(“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)

(Tinh thái từ “chứ” góp phần thể hiện sự băn khoăn, lo lắng và cảm thương của bà lão láng giềng dối với anh Dậu, gia đình chị Dậu).

Ví dụ:

– Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tình thái từ “ư” biểu thị sự ngạc nhiên của người bố trước trước tác phẩm của cô con gái bé nhỏ).

Khắp chung quanh bật lên những tiếng la hét thích thú:
– Phi-líp gì?… Phi-líp nào?… Phi-líp là cái gì?… Mày lấy đâu ra Phi-líp của mày thế?

Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,…

Ví dụ:

Nào đi tới! Bác Hồ ta nói:

Phút giao thừa, tiếng hát đêm xuân”

(“Bài ca mùa xuân 1961” – Tố Hữu) (Tinh thái từ “nào ” (nào đi tới) nhằm giục giã, khích lệ lên đường).

“Cứu tôi với! Bù con làng nước ơi! ”.

(Tinh thái từ “Với” thể hiện rõ lời kêu cứu đau thương trước cơn nguy kịch).

Tình thái từ cảm thán: thay

“Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe

(Ca dao)

(biểu lộ sự đồng cảm xót thương).

Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, nhỉ, cơ, mà, cơ mà,…

Ví dụ:

– “Cô tặng em. Về trường mới, em cô gắng học tập nhé

(“Cuộc chia tay của những con búp bê ” – Khánh Hoài)

– “Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi: Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa

(“Tôi đi học” – Thanh Tịnh)

– Tôi nghĩ thầm trong bụng thế. Còn lão Hạc, lão nghĩ gì? Đột nhiên lão bảo tôi: – Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo !

III. Sử dụng từ tình thái

* Tìm hiểu ví dụ Sgk.

Đọc ví dụ mục II Sgk/81.

Các tình thái từ in đậm dưới đây được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào?

Thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét.

  1. Hỏi thân mật vai bằng nhau.
  2. Hỏi lễ phép người dưới hỏi người trên.
  3. Cầu khiến thân mật, bằng vai nhau.
  4. Cầu khiến lễ phép, người dưới nhờ người trên.

– Khi sử dụng tình thái từ cần lưu ý điều gì?.

* Liên hệ giáo dục: ý thức khi sử dụng tình thái từ.

* Ghi nhớ:

Tinh thái từ tạo nên sắc thái biểu cảm rất rõ. Do đó, lúc nói hoặc lúc viết cần phải cân nhắc thận trọng, cần căn cứ vào vị thế xã hội, gia đình và hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng một cách hợp lí. Tránh vô lễ, thô lỗ hoặc vụng về đáng chê.

Ví dụ:

“Ờ… đã chín năm rồi đấy nhỉ!
Kháng chiến ba nghìn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân… ”

(“Ta đi tới”-Tố Hữu)

* Ghi nhớ: Học ghi nhớ 2 Sgk/81

IV. Luyện tập

* Bài tập 1/81: Xác định câu có sử dụng tình thái từ:

  1. Nào e. Với
  2. Chứ i. kia

* Bài tập 2/82: Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ:

  1. Chứ: Dùng để hỏi, dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định (Bà lão hỏi sức khỏe anh Dậu).
  2. Chứ: Nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được.
  3. Ư: Hỏi với thái độ phân vân.
  4. Nhỉ: Biểu thị sự thân mật (Con mong cha).

=> Các câu còn lại xem phần bên.

* Bài tập 3/83: Đặt câu:

– Nó là học sinh giỏi mà !

– Con thích được tặng cái cặp cơ!

– Đành ăn cho xong vậy!

* Bài tập 4/83: 

– Mẹ sắp đi làm phải không ạ?

* Bài tập 5/83: Viết đoạn văn có dùng tình thái từ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.