Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học (Bài 7, Ngữ văn 11, tập 2, Chân trời sáng tạo)

trinh-bay-y-kien-ve-mot-van-de-xa-hoi-trong-tac-pham-nghe-thuat-hoac-tac-pham-van-hoc-bai-7-ngu-van-11-tap-2-chan-troi-sang-tao

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học
(Ngữ văn 11, tập 2, Chân trời sáng tạo)

* Văn bản 1Bức tranh Đám cưới chuột và bài học về sự hòa nhập, gắn bó (Theo Hồng Minh)

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm liên quan đến vấn đề xã hội được tóm tắt trong luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai (2a – 2b).

Trả lời:

– Nghệ thuật: 

+ “…tác giả đã tối ưu hóa khả năng thể hiện trên bề mặt hạn hẹp của tờ giấy bằng một khung cảnh sinh hoạt hoành tráng” 

→ Vấn đề xã hội được tóm tắt: “một cảnh tượng vừa là nghi lễ trang nghiêm vừa là hội hè náo nhiệt, tưng bừng”

– Nội dung: 

“sự tương phản mèo – chuột” đã phản ánh “mặt trái ở làng quê xưa như chuyện “mãi lộ”, chuyện “làm luật”, chuyện “lệ làng” … của tầng lớp thống trị hay các “ông lớn” trong xã hội nông nghiệp thôn quê ngày xưa”

+ Hình ảnh đó đồng thời cũng phản ánh tích cực mối quan hệ của mèo – chuột, “dù mèo có thể là kẻ thù “không đội trời chung” của chuột, song khi mèo đã tỏ vẻ hài lòng, tán đồng ngày lễ lớn của đôi vợ chồng chuột trẻ, thì chuyện thù hận kia dường như đã lắng xuống, nhạt đi, hoặc phần nào được “hóa giải””

+ Hơn nữa, hình ảnh đó còn là lời khuyên về sự hòa giải, hòa nhập để “chung sống hòa bình”, ít ra là giữ được hòa khí cộng đồng trong các dịp đám cưới xin, tang chế hay hội hè.

Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Vấn đề xã hội qua tranh Đám cưới chuột được nêu lên trong bài viết là vấn đề gì và được phân tích trên các khía cạnh nào?

Trả lời:

– Vấn đề xã hội được nêu lên trong bài viết là vấn đề về thực trạng xã hội nông thôn Việt Nam thời phong kiến, phong tục cưới hỏi, không khí hội hè đình đám…

– Những vấn đề xã hội ấy được phân tích trên những khía cạnh: nghệ thuật hội họa dân gian, tinh hoa văn hóa dân gian và văn hóa.

Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai.

Trả lời:

– Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai là:  mối quan hệ không thể tách rời, chúng song hành và bổ trợ lẫn nhau.

+  Nếu không có luận điểm thứ ba thì luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai sẽ không thực sự thuyết phục người đọc về mặt hình thức lẫn nội dung.

+ Nếu chỉ có luận điểm thứ ba mà không có luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai thì sẽ trở nên sáo rộng, vô giá trị.

+ Luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai xuất hiện nhằm giới thiệu và làm sáng tỏ luận đề mà tác giả muốn chú trọng còn luận điểm thứ ba đóng vai trò tổng kết lại nội dung tác giả muốn truyền đạt tới người đọc.

Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp như thế nào?

Trả lời:

– Sự kết hợp giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được thể hiện thông qua cách trình bày và lập luận của người đưa ra.

+ Với luận điểm 1: tác giả nêu lên vấn đề xã hội mà người viết quan tâm. Để làm rõ luận điểm, tác giả đã đưa ra những lí lẽ về việc “con người không bao giờ có thể sống riêng lẻ, đơn độc” và tiếp ngay sau đó, tác giả đã đưa luôn bằng chứng cụ thể trong đại dịch Covid 19, mọi người cùng hợp sức chiến thắng đại dịch.

+ Với luận điểm 2: “khát vọng về sự hòa nhập, chung sống hòa bình cũng gắn liền với mong muốn buông bỏ thù hận”. Tác giả đưa ra lý lẽ “cuộc đời đa sự, con người đa đoan, khó tránh khỏi những xung đột….” và đồng thời đưa ra bằng chứng thông qua câu nói của A-thơ Uy-li-am U-a-rơ.

+ Với luận điểm 3: Trên hành trình tìm kiếm sự hòa giải, hòa nhập, các tác giả của bức tranh Đám cưới chuột đã đề cập đến bản sắc văn hóa của cộng đồng như là một giải pháp hiệu quả. Tác giả với lí lẽ và bằng chứng trích dẫn từ giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bức tranh Đám cưới chuột đã làm sáng tỏ luận điểm đưa ra.

Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bạn rút ra được những điểm tương đồng, khác biệt nào trong cách viết về một vấn đề xã hội và một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc trong tác phẩm văn học?

Trả lời:

* Điểm tương đồng:

–  Tập trung vào việc phân tích, trình bày, đánh giá các vấn đề xã hội.

–  Sử dụng các lí lẽ, bằng chứng, thống kê, số liệu, điều tra để minh chứng cho quan điểm của tác giả.

– Đều có thể sử dụng các kỹ thuật như ví dụ, trích dẫn, gián tiếp để truyền đạt thông điệp.

* Điểm khác biệt:

– Kiểu bài viết về một vấn đề xã hội:

+ Vấn đề xã hội mang tính chất cá nhân, lựa chọn vấn đề theo bản thân mình muốn.

+ Tập trung vào khai thác, triển khai luận đề xung quanh các mặt đời sống.

+ Có tính chất khách quan, dành cho mọi người đọc và có thể dễ dàng tiếp cận

– Kiểu bài viết về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc trong tác phẩm văn học:

+  Vấn đề xã hội xoay quanh thông điệp truyền tải một tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học.

+ Có tính chất chuyên môn, đòi hỏi kiến thức về lĩnh vực đó và chỉ dành cho đối tượng đọc hẹp hơn.

* Văn bản 2: Tính chất phi thường trong con người bình thường Thuý Kiều (Vũ Hạnh)

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tác giả bài viết đã nêu và giải quyết vấn đề gì trong tác phẩm Truyện Kiều? Theo bạn, đó là một vấn đề văn học hay một vấn đề xã hội?

Trả lời:

– Tác giả bài viết đã nêu và giải quyết vấn đề:  tính chất phi thường trong con người bình thường.

– Theo em, đây là một vấn đề xã hội vì vấn đề này vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống đời thường: con người không ai sinh ra là kẻ phi thường hay tầm thường mà nhờ sự phát triển và hoàn thiện bản thân để trở thành một người thành công, phi thường…

Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp với nhau như thế nào? Những ví dụ nào có thể giúp bạn làm rõ điều đó?

Trả lời:

– Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp tương trợ, bổ sung làm rõ nội dung lẫn nhau.

Ví dụ:

– Luận điểm 1: Không ai sinh ra như một kẻ phi thường hoặc tầm thường mà cuộc sống bên ngoài phối hợp với những phản ứng bên trong của nội giới làm ta trở thành người phi thường hay tầm thường.

+ Lí lẽ: Con người bình thường chính là con người đông đảo, con người phổ biến, ai cũng giống ai. Nhưng nhờ những khó khăn, phức tạp của đời sống đã tôi luyện nên tính chất phi thường trong con người bình thường…

+ Bằng chứng: bằng những bằng chứng từ nội dung Truyện Kiều để làm sáng tỏ lý lẽ mà tác giả bài viết đã đưa ra: Dù Kiều có trải qua biết bao thử thách, vùi dập, khốn đốn của cuộc sống dành cho mình nhưng nàng vẫn giữ được lẻ kinh nguyền, đó chính là kẻ phi thường.

Tác giả muốn khẳng định con người nhỏ bé tới cỡ nào cũng có thể trở thành người bình thường nhưng mang tính chất phi thường. Đôi khi họ lại ở cuộc sống đời thường chứ không to lớn, vĩ đại, khó nhìn thấy như ta vẫn tưởng.

→ Như vậy, tác giả muốn đưa những lí lẽ và bằng chứng để chứng minh quan điểm về những con người nhỏ bé, bình thường nhưng lại mang tính chất phi thường.

Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Điểm giống nhau, khác nhau trong cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng khi nghị luận về một vấn đề xã hội trong bài viết về tranh Đám cưới chuột (tác phẩm hội hoạ) và về nhân vật Thuý Kiều trong Truyện Kiều (tác phẩm văn học).

Trả lời:

Nghị luận về một vấn đề xã hội trong bài viết về tranh Đám cưới chuột Nghị luận về một vấn đề xã hội về nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều
Điểm

giống nhau

Những lí lẽ và bằng chứng đều được khai thác dựa vào nét đặc sắc từ nội dung của tác phẩm.
Điểm

khác nhau

– Tác giả bài viết sử dụng những hình ảnh, màu sắc, kí hiệu để truyền tải thông điệp về vấn đề xã hội

– Đồng thời, tác giả sử dụng những hình ảnh biểu tượng và trừu tượng để đưa ra các lí lẽ và bằng chứng.

– Các bằng chứng thường được đưa ra qua các hình ảnh và ký hiệu trực quan

 

– Tác giả bài viết sử dụng văn phong và diễn đạt ngôn ngữ để truyền tải thông điệp về vấn đề xã hội.

– Tác giả sử dụng các tình tiết và hành động của nhân vật để đưa ra các lí lẽ và bằng chứng.

– Các bằng chứng thường được đưa ra qua các tình tiết và lời thoại của nhân vật.

* Thực hành viết theo quy trình:

Đề bài (trang 56 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm.

Bài văn tham khảo.

Ô Hen-ri là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mĩ đầu thế kỉ XX. Giải thưởng Ô Hen-ri là giải thưởng văn chương ở Mĩ dành cho những truyện ngắn hay nhất hàng năm. Tên tuổi nhà văn mãi mãi lưu danh hậu thế. Truyện “Chiếc lá cuối cùng” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật của Ô Hen-ri. Truyện chỉ có ba nhân vật, những họa sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi và cụ già Bơ-men. Truyện có kết cấu chặt chẽ, hầu như không có chi tiết nào thừa, diễn biến xúc động như khi nói về trận ốm kéo dài của Giôn-xi và cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men. Có ý kiến cho rằng: Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Hen-ri là bức thông điệp màu xanh về tình thương và sự sống của con người.

       Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Hen-ri đã thể hiện một tình bạn cao quý cảm động. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ, tuy nghèo mà lắm ước mơ, nhiều yêu thương. Họ gắn bó với nhau về những sở thích và về nghệ thuật mà kết thành chị em cùng chung nhau thuê một phòng họa nơi phố nghèo. Mùa đông năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã “đánh ngã hàng chục nạn nhân”. Giôn-xi cũng bi cảm lạnh, nằm liệt giường. Mọi thứ thuốc men đều trớ thành “vô dụng”, cô yên trí là mình “không thể khỏi được”. Giôn-xi lại bị ám ảnh, một khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân phía cửa sổ rụng xuống thì cô “cũng ra đi thôi”. Sự sụp đổ về tinh thần của cô họa sĩ trẻ bất hạnh làm cho bệnh tình ngày thêm trầm trọng. Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn được thử thách. Xiu thương đứa em nuôi vô cùng, cô đã khóc “đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Xiu lo âu. Xiu săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc nhiều hơn để kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp “nằm yên lặng và trắng nhợt như một pho tượng bị đổ” thì Xiu vẫn kiên nhẫn an ủi em. Cô nói qua làn nước mắt: “Em thân yêu, em yên dấu!… Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa…”. Em hãy cố ngủ đi”…

Xiu đã tận tình săn sóc em, lúc thì quấy nước súp gà, lúc thì pha sữa với rượu Boóc-đô, lúc thì đặt thêm gối, lúc thì mời bác sĩ, lúc thì cầu cứu bác Bơ-men. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng tội nghiệp.

 Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vị tha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng, có một trái tim nhân hậu mênh mông. Xiu là một nhân vật rất đẹp làm ta xúc động và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thủy chung, cao quý. Nhân vật Xiu tỏa sáng “bức thông điệp màu xanh” của “Chiếc lá cuối cùng”. Để cứu người khỏi tai họa, có những con người đứng trước cái chết không hề sợ chết. Cụ già Bơ-men, một họa sĩ già là một con người giàu đức hi sinh như vậy. Năm ấy, cụ Bơ-men đã 60 tuổi, khắc khố, đã 40 năm cầm bút vẽ mà vẫn không với tới được “gấu áo vị nữ thần” của nghệ thuật. Tuy vậy, cụ đã nói với cô Xiu: “Một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất…”. Ông không ngồi làm mẫu nữa, mà đã đứng trong cơn mưa lạnh lẽo, dai dẳng, pha lẫn tuyết đang đổ xuống, chỉ mặc một cái áo sơ mi cũ màu xanh, đứng suốt đêm âm thầm sáng tạo nên “chiếc lá cuối cùng”, “chiếc lá dũng cảm”. Gió bấc lồng lộn, nhưng chiếc lá thường xuân “đơn độc” ấy vẫn bám chắc lấy cành. Giày và áo quần cụ họa sĩ đã ướt sũng và lạnh buốt. Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Chiếc lá cuối cùng do cụ “vẽ” nên đã đánh lui thần chết, cứu sống cô Giôn-xi. Quên mình để cứu người là một hành động cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men đẹp hơn mọi bài ca. Nếu Chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc của con người, thì cụ Bơ-men cao đẹp thay đã xả thân vì sự sống của Giôn-xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, nhưng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác, cụ để lại cho đời, vì sự sống và hạnh phúc của con người thì còn lại mãi mãi. Giôn-xi khỏi bệnh, cô lặng ngắm “tác phẩm kiệt xuất” của cụ Bơ-men, và cô xúc động nghĩ: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng” với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn. Hơn một thế kỉ nay, hàng triệu độc giả trên hành tinh đã cúi đầu nghiêng mình trước nghĩa cử và cái chết của họa sĩ già Bơ-men.

“Chiếc lá cuối cùng” là một trong những tác phẩm văn học nước ngoài đã đem đến cho chúng ta nhiều nhã thú. ”Bức thông điệp màu xanh” ấy, mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình bạn bè, tình chị em, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào lòng tốt của con người. Nó nhắn nhủ nhân loại: hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, hãy đem nghệ thuật phục vụ con người, vẻ đẹp nhân văn, giá trị nhân bản của “Chiếc lá cuối cùng” đã rung động tâm hồn mỗi chúng ta.

Nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì sự sống và hạnh phúc của con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật cao đẹp nhất, lâu bền nhất!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.