Truyện cổ Andersen (Tủ sách học sinh)

Truyện cổ Andersen

Trong cuộc đời của mỗi con người, ắt hẳn ai cũng từng một lần được đọc chuyện cổ tích. Và hơn ai hết, người đóng góp nhiều nhất trong quá trình đi lên và phát triển những câu chuyện cổ tích phong phú và đa dạng cho trẻ em khắp mọi miền đất nước là “ông tổ” viết chuyện cổ tích Hans Christian Andersen .

Và nhà xuất bản Kim Đồng đã cho xuất bản ra một cuốn sách nói lên cuộc đời của nhà viết truyện này! Cuốn sách vừa được ra đời năm 2016. Tập hợp đầu đủ tinh hoa, những biến cố thăng trầm trong cuộc sống mà Hans Christian Andersen đã gặp phải. Cuốn sách này gồm 69 trang. Không chỉ bao gồm những thăng trầm ông đã gặp mà còn có những tác phẩm tiêu biểu ông từng viết, những danh ngôn ông từng nói lên và những gì ông từng làm và cống hiến cho sự nghiệp

Andersen sinh ra ở Odense, Đan Mạch vào ngày 2 tháng 4 năm 1805. Cha của ông là một thợ đóng giày và mẹ ông là một người chăm chỉ làm lụng để nuôi gia đình của mình.Cha của Andersen luôn tin rằng ông có thể có mối quan hệ với dòng dõi quý tộc và theo như một nhà thông thái ở Hans Christian Andersen Center, bà nội của ông từng nói rằng gia đình của họ từng là thuộc giai cấp trên trong xã hội. Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu chứng tỏ rằng những câu chuyện trên là vô căn cứ. Gia đình ông có những mối liên hệ với quý tộc Đan Mạch, nhưng đó chỉ là quan hệ về công việc.

Tuy nhiên, có thuyết cho rằng Andersen là một đứa con bất hợp pháp của người trong hoàng tộc còn lại ở Đan Mạch.Một sự thật ủng hộ cho thuyết này là vua Đan Mạch đã ưu ái Andersen khi ông còn trẻ tuổi và đã trả các khoản tiền học phí cho ông. Nhà văn Rolf Dorset khẳng định rằng điều đó cũng không chứng minh được đó là khoản thừa kế của Andersen.

Andersen đã biểu lộ trí thông minh và óc tưởng tượng tuyệt vời của mình khi còn là một cậu bé, tính cách đó được nuôi dưỡng bởi sự nuông chiều của cha mẹ và sự mê tín của mẹ ông. Ông thường tự làm cho mình các món đồ chơi, may áo cho các con rối và đọc tất cả các vở kịch, hầu hết là những vở kịch của William Shakespeare và của Ludvig Holberg. Trong suốt thời thơ ấu, ông có một tình yêu nồng nhiệt đối với văn học. Ông được biết đến vì thuộc làu các vở kịch của Shakespeare và tự trình diễn các vở kịch bằng những con rối gỗ. Ông cũng có hứng thú với nghệ thuật nói đùa, và hỗ trợ trong việc đề xướng ra hội những người thích đùa giữa những người bạn của ông.

Năm 1816, cha ông qua đời và cậu bé phải tự đi kiếm sống. Ông làm thợ học dệt vải và cả thợ may, sau đó thì vào làm trong nhà máy thuốc lá.Năm 14 tuổi, Andersen chuyển tới Copenhagen tìm việc làm diễn viên trong các nhà hát. Ông có chất giọng cao và đã được kết nạp vào Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch. Sự nghiệp này kết thúc nhanh chóng khi ông vỡ giọng. Một người bạn đã khuyên ông làm thơ. Từ đó, Andersen chuyển hẳn sang viết văn.

Năm 1829, nhà hát kịch hoàng gia đã diễn vở nhạc kịch Kjærlighed paa Nicolai Taarn eller Hvad siger Parterret (Tình yêu ở tháp nhà thờ thánh Nicolas) của Andersen. Những năm tiếp theo, ông lại tiếp tục thành công với các vở diễn và câu chuyện của mình. Ông đã đi chu du khắp châu Âu, qua Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Ý… nhưng vẫn giữ được niềm đam mê văn học trong suốt cuộc đời mình. Năm 1831, nhiều tác phẩm tiểu thuyết của ông đã được phát hành. Khi đi chu du, Andersen đã gặp được rất nhiều người nổi tiếng đương thời như Victor Hugo, Heinrich Heine, Honoré de Balzac, Alexandre Dumas cha và cả nhà văn Charles Dickens.

Cảm giác khác biệt, thường kết thúc trong nỗi đau, là một chủ đề quán xuyến thường tái diễn trong công việc của ông. Chuyện này được cho là do cuộc sống nghèo khổ trước kia, tính giản dị và đặc biệt là trong sự thiếu thốn về đời sống tình dục và lãng mạn. Giới tính của ông gây ít nhiều tranh cãi và được bao gồm trong phần sau.

Tuy nhiên, sự hấp dẫn của Andersen lại nằm ở thể loại truyện cổ tích. Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý. Từ đó, hầu như mỗi năm Andersen cho ra đời một truyện. Ấn bản thứ ba của truyện cổ Andersen, được xuất bản năm 1837, đã mang đến nhiều tác phẩm cổ tích nổi tiếng nhất của ông như “Nàng tiên cá”, “Bộ quần áo mới của hoàng đế”, “Chú vịt con xấu xí”... Phong cách sáng tác: giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực. Có thể nói cho đến ngày nay, truyện cổ Andersen vẫn còn có sức thu hút đặc biệt đối với các bạn nhỏ trên toàn thế giới.

Trước khi từ trần , ông đã để lại những châm ngôn sống vô cùng ý nghĩa và triết lý như: “Du lịch chính là cuộc sống” hay “Cuộc sống chính là câu chuyện cổ tích tươi đẹp nhất” . Và ông cũng từng viết nên bao câu chuyện cổ tích ý nghĩa như: ” Vịt con xấu xí” hay ” Cô bé bán diêm ” ,…. 

Dù ông đã rời bỏ nhân gian này nhưng những câu chuyện cổ tích Andersen viết ra đều mang đậm ý nghĩa và thấm đẫm trong tâm trí của mọi người mỗi khi nhớ lại thời thơ ấu của chính mình .

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.