»» Nội dung bài viết:
TỪ GHÉP
I. Các loại từ ghép:
1. Từ ghép chính phụ:
Từ ghép chính phụ: là từ ghép gồm có một tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
* Ví dụ: Hoa hồng, máy bay, nhà ăn, công xưởng, chính sách, thảo dược …
2. Từ ghép đẳng lập:
Từ ghép đẳng lập: là từ ghép mà các tiếng tạo ra nó có nghĩa đẳng lập với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
* Ví dụ: Bàn ghế, xinh đẹp, cha mẹ, anh em, hên xui, phúc lộc, trời đất, …
* Ghi nhớ 1: (Sgk/14).
3. Nghĩa của từ ghép:
* Ghi nhớ 2: (Sgk/14).
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1/15: Xác định các loại từ ghép:
– Từ ghép chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
– Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
Bài tập 2/15: Điền thêm tiếng: Từ ghép CP: bút chì, thước kẻ, mưa phùn, làm ăn, …
Bài tập 3/15:
Điền thêm tiếng Từ ghép đẳng lập: núi (sông, rừng), ham (mê, muốn), xinh (tươi, đẹp)
Bài tập 4/15:
Không thể nói “một cuốn sách vở” được vì “sách, vở” là những từ đơn có thể đi kèm với số từ, còn “sách vở“ là từ ghép đẳng lập có nghĩa khái quát hơn nên không đi kèm số từ.
Bài tập 5/15:
Không vì: “hoa hồng” là từ ghép chính phụ.
Nói như thế đúng vì “áo dài” là từ ghép chính phụ, tên một loại áo nên cái áo ấy có thể ngắn.
Bài tập 6/15:
– “Mát tay”: Từ ghép chính phụ có nghĩa hẹp. Chỉ một phẩm chất nghề nghiệp, … và chăn nuôi.
– “Mát”: Tiếng chính có nghĩa rộng (trời mát, mát lòng …).
Viết đoạn văn miêu tả khu vườn xuân (có sử dụng từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập)
“Ánh nắng ban mai chiếu xuyên qua tán lá lung linh như những vì sao đêm hè nhấp nháy. Những con chim khuyên ríu rít trên cành như thể đang bàn tán chuyện gì đó quan trọng lắm. Có con hót giọng gắt gỏng như giận dữ lắm. Có con thì thầm buồn bã. Chốc chốc, chúng đồng loạt im bặt rồi lại rì rầm trở lại. Mấy con bướm hoa phất phới bay từ chỗ này sang chỗ kia. Chúng không đi tìm hoa mà đang cố đuổi theo bóng nắng lấp lóa bởi cành lá rung”.
– Từ ghép chính phụ: ánh nắng, tán lá, chim khuyên, bướn hoa.
– Từ ghép đẳng lập: giận dữ, bàn tán, gắt gỏng.
TỪ GHÉP (tiếp theo)
I. Tìm hiểu về cấu tạo và nghĩa của hai loại từ ghép.
Đọc 2 ví dụ mục (1): Bảng phụ.
Trong các từ ghép: “Bà ngoại, thơm phức” ở ví dụ trên tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?
– Bà, thơm: tiếng chính – Ngoại, phức: tiếng phụ.
Em hãy nhận xét trật tự các tiếng trong 2 từ ghép trên? (Hs…).
Từ ghép chính phụ là gì? Ví dụ? Đặt câu? (Hs…).
Đọc ví dụ mục (2):
Hai từ ghép: “Quần áo, trầm bổng” có tiếng chính, tiếng phụ không? Vậy các tiếng như thế nào với nhau về ngữ pháp?
– Bình đẳng về mặt ngữ pháp.
Từ ghép đẳng lập là gì?
Vậy từ ghép có mấy loại?
Đọc ghi nhớ (1) Sgk.
Tìm hiểu ví dụ Sgk.
“Bà” là gì? “Bà ngoại” là gì?
So sánh nghĩa của từ ghép “Bà ngoại” với nghĩa của tiếng chính “bà”, nghĩa nào hẹp hơn?
– Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn tiếng chính.
Tương tự so sánh nghĩa của từ : “Thơm phức” và “thơm”?
So sánh nghĩa của từ ghép đẳng lập với nghĩa các tiếng tạo nên nó?
– Quần áo: quần và áo nói chung.
– Trầm bổng: âm thanh lúc trầm, lúc bổng nghe rất êm tai.
– Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn.
Đọc ghi nhớ (2) Sgk.
II. Luyện tập.
* Bài tập 2/15:
Điền thêm tiếng vào các tiếng trên để tạo từ ghép chính phụ?
– Từ ghép chính phụ: Bút chì, thước kẻ, mưa phùn, làm ăn, …
Điền thêm tiếng vào các tiếng trên để tạo từ ghép đẳng lập?
– Từ ghép đẳng lập: núi (sông, rừng), ham (mê, muốn), xinh (tươi, đẹp), mặt (mũi, mày), …
Tại sao có thể nói “một cuốn sách, một cuốn vở” mà không nói một cuốn sách vở?
– Không thể nói “một cuốn sách vở” được. Vì “sách, vở” là những từ đơn có thể đi kèm với số từ, còn “sách vở” là từ ghép đẳng lập có nghĩa khái quát hơn nên không đi kèm số từ.
5.a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều là “hoa hồng” không?
– Không. Vì: “hoa hồng” là từ ghép chính phụ.
– Nói như thế đúng. Vì “áo dài” là từ ghép chính phụ, tên một loại áo nên cái áo ấy có thể ngắn.
* Bài tập 6/15:
– “Mát tay”: Từ ghép chính phụ có nghĩa hẹp. Chỉ một phẩm chất nghề nghiệp, có tay nghề giỏi, thành công trong trồng trọt, chăn nuôi.
– “Mát”: Tiếng chính có nghĩa rộng (trời mát, mát lòng …)
Chú ý từ ghép 3 tiếng như:
(Cá – đuôi – cờ).