Soạn bài: Chuẩn mực dùng từ – SGK Ngữ văn 7

chuan-muc-dung-tu

CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ

I. BÀI HỌC:

1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.

Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai như thế nào? Hãy sửa lại cho đúng?

=> Dùi = vùi;  tập tẹ = bập bẹ; khoảng khắc = khoảnh khắc.

*  Việc viết từ sai chính tả có thể do nhiều nguyên nhân: do liên tưởng sai, do ảnh hưởng của tiếng địa phương, do phát âm sai, …

– Cần sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.

2. Sử dụng từ đúng nghĩa:

Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai như thế nào? Hãy thay những từ ấy bằng các từ thích hợp?

– Thay “sáng sủa” = “tươi đẹp”.

+ Sáng sủa: thường được nhận biết bằng thị giác.

+ Tươi đẹp: nhận biết bằng tư duy, cảm xúc, liên tưởng.

– Thay “cao cả” = “sâu sắc”.

+ Cao cả: lời nói hoặc việc làm cao quý đến mức không còn có thể hơn. Ngã xuống vì sự bình yên của đất nước là một việc làm cao cả.

+ Sâu sắc: có tính chất đi vào chiều sâu, vào những vấn đề thuộc về bản chất, có ý nghĩa nhất, nhận thức bằng tư duy, cảm xúc …

– Thay “biết” = “có”.

+ Biết: nhận thức được, hiểu được (một điều gì đó).

+ Có: chỉ sự tồn tại (một cái gì đó): Tôi có quyển sách này.

* Gv: Dùng từ sai nghĩa có thể do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do không nắm vững khái niệm của từ, cũng có thể do không phân biệt được các từ đồng nghĩa, (gần nghĩa) …

Cần sử dụng từ đúng nghĩa.

3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ:

Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai như thế nào? Hãy tìm cách chữa lại cho đúng?

– Thay “hào quang” = “hào nhoáng”: hào quang là danh từ không thể sử dụng như tính từ làm vị ngữ.

– Thay “ăn mặc” = “sự ăn mặc” hoặc “cách ăn mặc” vì ăn mặc là động từ không thể dùng như danh từ làm chủ ngữ được. Cũng có thể đổi kết cấu câu: Chị ăn mặc thật giản dị.

– Bỏ từ “với nhiều” trước từ “thảm hại” và thêm vào từ “rất” vì thảm hại là tính từ không thể dùng như danh từ.

– Thay “giả tạo phồn vinh” bằng “phồn vinh giả tạo” vì nếu nói như thế là trái với qui tắt trật tự từ của tiếng Việt.

Cần sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.

4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách:

 – “Lãnh đạo” = “cầm đầu”

– “Chú hổ” = “con hổ”

Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai như thế nào? Hãy tìm những từ thích hợp để thay các từ đó?

– Thay “lãnh đạo” = “cầm đầu”.

+ Lãnh đạo: đứng đầu tổ chức hợp pháp chính danh, mang sắc thái tôn trọng.

+ Cầm đầu: đứng đầu các tổ chức phi pháp, mang sắc thái khinh bỉ, coi thường.

– Thay “chú hổ” = “con hổ”. Từ “chú” đặt trước danh từ chỉ động vật mang sắc thái đáng yêu mà văn cảnh này không thể hiện điều đó nên thay “chú” = “con”.

5. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt:

Trong trường hợp nào thì không nên dùng từ địa phương?

– Trong các tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực (hành chính, chính luận).

Trong Tiếng Việt có một khối lượng lớn từ Hán Việt. Nhưng tại sao ta không nên lạm dụng từ Hán Việt?

à Khi nói hoặc viết, ta không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Khi sử dụng từ cần chú ý những điều gì?

*Ghi nhớ Sgk/167

II. LUYỆN TẬP

Phát hiện lỗi sai về việc dùng từ trong những câu sau, nêu cách sửa chữa?

Em bé chăm chỉ lắng nghe. (chăm chú, chú ý).

Cách ăn nói của cô ta thật nhỏ nhắn. (nhỏ nhẹ, dịu dàng)

Cu Tí đánh rơi cốc thủy tinh xuống nền gạch, vỡ tan tác. (tan tành).

Thi giải được bài tập này, tôi thấy nhẹ nhàn cả người. (nhẹ nhõm).

Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa. (trẻ em).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.