tu-tam-long-cua-thuy-kieu-doi-voi-cha-me-goi-cho-anh-chi-suy-nghi-gi-ve-cach-cu-xu-cua-con-cai-voi-cha-me-trong-xa-hoi-ngay-nay

Từ tấm lòng của Thuý Kiều đối với cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về cách cư xử của con cái với cha mẹ trong xã hội ngày nay.

Từ tấm lòng của Thuý Kiều đối với cha mẹ trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về cách cư xử của con cái với cha mẹ trong xã hội ngày nay.

Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

I. Mở bài:

– Giới thiệu, trích dẫn hai câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

– Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: cách cư xử của con cái đối với cha mẹ trong xã hội hiện nay.

II. Thân bài:

1. Tấm lòng hiếu nghĩa của Thuý Kiều với cha mẹ:

– Quạt nồng, ấp lạnh (Tức: Hạ Sảnh, Đông Ôn). Sách Hiếu kinh nói: “Hiếu tử đông ôn, hạ sảnh” nghĩa là người con hiếu thảo thờ kính cha mẹ, mùa lạnh ấp chăn cho nóng để cha mẹ vào nằm khỏi giá rét, mùa hạ quạt màn cho mát để cha mẹ vào nghỉ khỏi nóng bức. Nghĩa bóng: nói sự thờ phụng, báo hiếu cha mẹ.

– Nội dung hai câu thơ: nói về tâm trạng nhớ thương cha mẹ của Thuý Kiều. Việc bán mình chuộc cha của Thuý Kiều cũng đã nói lên đầy đủ tấm lòng hiếu thảo của Kiều: Nàng quyết hi sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu. Trong suốt thời gian lưu lạc, “Hết nạn nọ đến nạn kia, thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, bản thân luôn sống trong đau khổ, buồn rầu nhưng Thuý Kiều vẫn luôn nhớ thương cha mẹ. Kiều tưởng tượng đến cảnh cha mẹ già đau buồn tựa cửa mong ngóng mình. Nàng lo lắng liệu có ai thay mình phụng dưỡng mẹ cha?

Thuý Kiều là một người con hiếu thảo, đúng như lời nhận xét của Nguyễn Du: Người sao hiếu nghĩa đủ đường.

2. Bàn luận về cách cư xử của con cái đối với cha mẹ trong xã hội hiện nay.

– Đạo hiếu không thay đổi nhưng cách bày tỏ tấm lòng hiếu nghĩa thì có thể không còn như xưa nữa.

* Thực trạng về cách cư xử của con cái với cha mẹ:

– Có nhiều tấm gương tốt về tấm lòng hiếu nghĩa của con cái với cha mẹ (lấy dẫn chứng trong văn chương và trong đời sống. Chẳng hạn câu chuyện về đứa con của hai bà mẹ ung thư – Nguyễn Hữu Ân…).

– Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ những người con chưa giữ trọn đạo làm con, chưa làm tròn chữ hiếu trong cách cư xử với cha mẹ:

+ Chỉ biết hưởng thụ: quen được bố mẹ quan tâm chăm sóc, chiều chuộng từ những điều nhỏ nhất, trái lại họ lại rất “vô tâm” với cha mẹ, nhất là về đời sống tinh thần.

+ Có những hành động, lời nói, cử chỉ “vô lễ”, xúc phạm, thậm chí bạc đãi với cha mẹ, làm cha mẹ phải đau lòng (nêu dẫn chứng).

* Nguyên nhân:

– Khách quan: do cuộc sống, xã hội thay đổi (đời sống vật chất và tinh thần đã khá hơn rất nhiều so với trước kia); Cha mẹ quá nuông chiều, chưa chú tâm dạy con…

– Chủ quan: do nhận thức của một số người chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, trách nhiệm của người con đối với cha mẹ, chỉ biết “nhận” mà không biết “cho”…

* Giải pháp khắc phục:

– Về phía gia đình: Cần có quan điểm giáo duc đúng đắn đối với con cái.

– Nhà trường: không chỉ dạy chữ mà còn phải chú trọng dạy người.

– Xã hội: cần có biện pháp giáo dục và can thiệp khi cần thiết.

– Bản thân mỗi con người: cần có ý thức tu dưỡng bản thân, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (Đạo hiếu là đạo lớn nhất của đạo làm người).

III. Kết bài:

– Khẳng định cách cư xử của con cái đối với cha mẹ cũng là một vấn đề thuộc văn hoá ứng xử. Nó thể hiện đạo đức, nhân cách của con người.

– Mỗi người cần có cách cư xử đúng mực, giữ trọn đạo làm người, đạo làm con.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang