Từ tượng hình, từ tượng thanh
1. Đặc điểm từ tượng hình, từ tượng thanh.
* Xét văn bản sgk:
– Từ tượng hình: lom khom, sừng sững, lấp ló,…
– Từ tượng thanh: vi vu, ầm ầm, vun vút,…
– Từ tượng hình: Xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc, móm mém.
– Từ tượng thanh: Hu hu, ư ử.
– Vậy từ tượng hình, từ tượng thanh có đặc điểm gì?
* Ghi nhớ: – Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. – Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. |
Ví dụ từ tượng hình:
Ví dụ: loắt choắt, liêu xiêu, thoăn thoắt, nghênh nghênh,xồng xộc, móm mém,xộc xệch,sòng sọc, vật vã, rón rén, lấm tấm, lã chã, khúc khuỷu, lập lòe, lò dò, lấp ló,…
Ví dụ:
“Nhà ở làng đồi lưa thưa. Những mái nhà lợp ngói, lấp ló sau những vườn cây xanh rậm rạp. Con đường đất đỏ khúc khuỷu uốn lượn như kéo dài ra, như đón chào, như vẫy gọi…”
(Làng đồi)
Lượn một vòng quanh chan núi, con sông lững thững chảy về phía đồng bằng. Đến đây, tưởng không còn gì cản trở, con sông sẽ chảy thẳng ra biển, thế mà nó cứ chùng chình, cứ vòng vèo như làm duyên, làm dáng với đồng bằng châu thổ
(Sông Xanh)
“Lom khom dưới núi, tiều vùi chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà ” …
(“Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan)
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
(“Tây Tiến” – Quang Dũng)
Ví dụ từ tượng thanh:
Ví dụ: reng reng, bing boong, ù ù, lộp bộp,hu hu, hi hi,soàn soạt, ào ào,…
– “Văng vẳng tai nghe tiếng chích choè,
Lạng đi kẻo động khách làng quê.
Nước non có tớ càng vui vẻ,
Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê.
Quyên đã gọi hè quang quác quác,
Gà rừng gáy sáng tẻ tè te.
Lại còn giục giã về hay ở,
Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe ”.
(“Chim chích choè” – Nguyễn Khuyến)
– Bỗng chốc, mây đem kéo kín cả bầu trời. Rồi sấm, rồi chớp giật đùng đùng như sắp diễn ra một trận cuồng phong dữ lắm. Rồi gió thổi vù vù rát mặt. Mưa. Từng giọt mưa chắc nịch rơi trên mái tôn lộp độp rồi nước ào ào đổ xuống như thác lũ.
2. Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
– Nêu ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh?
– Dùng từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn miêu tả và văn tự sự có tác dụng gì?
* Ghi nhớ: – Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. Nó thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. – Phần lớn lừ tượng hình, từ tượng thanh là những từ láy. Mỗi lần nó xuất hiện nó xuất hiện trong thơ thì vần thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ đầy ấn tượng, thi vị. Từ tượng hình, từ tượng thanh có giá trị làm tăng tính biểu cảm của văn bản. |
Ví dụ:
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi ! ”
(“Tre Việt Nam” – Nguyễn Duy)
“Khi hờ tre ríu rít tiếng chim kêu,
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy ”
(“Nhớ con sông Quê hương” – Tế Hanh)
II. Luyện tập.
* Bài tập 1: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh:
– Các từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp.
– Các từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
* Bài tập 2: Tìm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người:
– Đi lom khom, rón rén, thong thả, xiêu vẹo, khập khễnh, …
* Bài tập 3: Phân biệt nghĩa:
– Ha hả: Tiếng cười to, khoái chí
– Hì hì: Mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, biểu lộ sự thích thú có vẻ hiền lành.
– Hô hố: Tiếng cười to, thô lỗ, gây khó chiu.
– Hơ hớ: Tiếng cười to, không cần che đậy, hơi vô duyên.
* Bài tập 4: Đặt câu với các từ tượng hình, từ tượng thanh.
– Ngoài trời lắc rắc những hạt mưa xuân.
– Cô bé khóc, nước mắt rơi lã chã.
– Mưa rơi lộp bộp trên các tàu lá.
– Đường vào nhà Lan quanh co, khúc khuỷu, …
* Bài tập 5: Tìm các từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình trong các câu thơ, đoạn thơ sau:
“Ao thu lạnh lẽo, nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
(“Thu điếu” – Nguyễn Khuyến)
Xảy ra như thế nào ?
Nay má hây hây gió .
Trên lá xanh rào rào...”
(“Quả sấu non trên cao” – Xuân Diệu)
“Mênh mông Vôn-ga bài ca chiến thắng
Trôi xa rồi, điệu hát kéo thuyền xưa
Lòng đập rì rầm giọng trầm thuy điện
Trắng chim hay mặt biển nắng trưa ”…
(“Xta-lin-grát, một ngày xuân ” – Tố Hữu)